Du khách đeo khẩu trang nhận hành lý tại sân bay ở thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ ngày 24-11-2020 - Ảnh: REUTERS
"Dù CDC không khuyến nghị tiêm trộn các vắc xin khi tiêm chủng, song chúng tôi nhận thấy việc này ngày càng phổ biến tại nhiều nước khác. Do đó, việc này nên được chấp nhận trong hồ sơ tiêm chủng", một phát ngôn viên của CDC Mỹ nói.
Trước đó, cùng ngày, theo Hãng tin Reuters, Nhà Trắng thông báo Mỹ sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại đối với công dân nước ngoài đã tiêm đủ vắc xin COVID-19, áp dụng từ ngày 8-11 với biên giới trên bộ và trên không.
Động thái này chấm dứt lệnh cấm đi lại kéo dài hơn 18 tháng qua của Mỹ với nhiều quốc gia trên thế giới, vốn đã khiến nhiều gia đình không thể gặp nhau và gây khó khăn cho hoạt động du lịch.
Tuần trước, CDC cho biết sẽ chấp nhận các loại vắc xin được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ hoặc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng.
Ngày 15-10, CDC cho biết "những người đã tiêm trộn bất cứ hai mũi vắc xin nào được FDA phê duyệt hoặc trong danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO đều được coi là đã tiêm đầy đủ".
Cho đến nay, FDA Mỹ đã cấp phép cho 3 loại vắc xin COVID-19 là Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson.
Ba loại vắc xin trên cũng có trong danh sách phê duyệt sử dụng khẩn cấp của WHO. Ngoài ra, WHO cũng phê duyệt vắc xin COVID-19 của các hãng Oxford/AstraZeneca, Sinopharm, Sinovac và vắc xin Covishield (phiên bản AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận