Mỹ chậm chân viện trợ cho Myanmar, cơ hội của Trung Quốc?

Sự vắng mặt của Mỹ sau trận động đất tại Myanmar dường như để lại một khoảng trống lớn, làm nổi bật khoản viện trợ của các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Mỹ - Ảnh 1.

Lực lượng Trung Quốc giải cứu một phụ nữ mang thai bị mắc kẹt trong trận động đất ở Mandalay, Myanmar sáng 31-3 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Ngày 31-1, Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar thông báo trên trang web chính thức rằng Washington sẽ cung cấp khoản viện trợ trị giá 2 triệu USD cho Myanmar. Khoản tiền này sẽ được phân bổ thông qua các tổ chức nhân đạo có trụ sở tại Myanmar.

Cú giáng vào quyền lực mềm Mỹ

Ngoài ra, Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar cho biết một nhóm phản ứng khẩn cấp của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đang được triển khai tới Myanmar để hỗ trợ người dân tiếp cận nơi ở an toàn, nhu yếu phẩm và nước sạch.

Tuy nhiên chính quyền Tổng thống Donald Trump đã cắt giảm mạnh ngân sách viện trợ nước ngoài của Mỹ, do đó đội phản ứng khẩn cấp của USAID chỉ gồm 3 nhân viên và dự kiến không đến Myanmar trước 2-4, theo tờ New York Times.

Cựu quan chức cấp cao của USAID Chris Milligan đánh giá những nỗ lực cứu trợ của Mỹ là “quá ít” và “quá muộn”. Ông cho rằng 3 nhân viên này đúng là những cố vấn hỗ trợ nhân đạo, nhưng họ không phải chuyên gia kỹ thuật trong hoàn cảnh này, càng không thay thế được nhóm vài trăm chuyên gia USAID như trước đây.

Trước khi ông Trump ra lệnh cắt giảm USAID, các nhóm chuyên gia ứng phó thảm họa của USAID thường được triển khai ngay lập tức đến những nơi xảy ra thảm họa trên toàn cầu, đại diện Mỹ thực hiện các hoạt động cứu hộ và cung cấp chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên những đội này đã không còn kể từ khi USAID bị giải thể.

Hiện chưa rõ thời điểm cụ thể mà nhóm ứng phó Mỹ sẽ đến, tuy nhiên xứ sở cờ hoa đã bỏ lỡ 72 giờ đầu tiên sau trận động đất - thời điểm vàng để giải cứu các nạn nhân bị mắc kẹt trong đống đổ nát khi họ vẫn còn cơ hội sống sót.

Ông Phil Robertson - giám đốc tổ chức phi chính phủ Asia Human Rights and Labour Advocates cho rằng Mỹ đã đi một bước lùi từ “nước dẫn đầu” thành “nước chậm chân”. Điều này tác động không nhỏ đến quyền lực mềm của Mỹ.

Mỹ - Ảnh 2.

Người dân tập trung gần một tòa nhà bị sập do động đất tại Myanmar ngày 31-3 - Ảnh: REUTERS

Cơ hội cho Trung Quốc

Trái ngược với phản ứng chậm trễ và khiêm tốn từ Mỹ, phản ứng nhanh chóng của Trung Quốc đối với trận động đất ở Myanmar đã dấy lên câu hỏi liệu Bắc Kinh có thể lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại hay không.

Ngày 1-4, chính phủ Trung Quốc cho biết đã gửi lô hàng cứu trợ đầu tiên trị giá 13,9 triệu USD tới Myanmar, bao gồm lều, chăn và dụng cụ sơ cứu khẩn cấp.

Trước đó Tân Hoa xã ngày 31-3 đưa tin 118 thành viên của nhóm tìm kiếm và cứu hộ, bao gồm các chuyên gia động đất, nhân viên y tế, bác sĩ bệnh viện dã chiến đã có mặt tại Myanmar.

“Hoàn toàn hợp lý khi Trung Quốc và Nga gửi đội cứu hộ tới nhanh hơn Mỹ, bởi vì đó là thực tế mới. Đây là điều chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều lần nữa trong những năm tới mỗi khi có thảm họa”, ông Robertson nhận định.

Bà Bryanna Entwistle - cán bộ chương trình tại Viện chính sách xã hội châu Á - đánh giá phản ứng nhanh chóng của Trung Quốc sau trận động đất 7,7 tại Myanmar đã hé lộ một cái nhìn thoáng qua về tương lai, nơi Bắc Kinh ngày càng giữ vai trò quan trọng trong bức tranh phát triển của Đông Nam Á.

Chính quyền Tổng thống Trump cam kết theo đuổi chính sách ngoại giao “Nước Mỹ trên hết”, nhưng chính việc cắt giảm viện trợ USAID đã làm suy yếu đáng kể quyền lực mềm của Mỹ. 

Mặt khác, điều này tạo cơ hội để Trung Quốc củng cố quyền lực mềm tại Đông Nam Á, cũng như mở ra con đường để nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở thành nước lãnh đạo toàn cầu.

Theo ông Milligan, từ trước đến nay Mỹ cung cấp viện trợ nhân đạo vì họ là một quốc gia hào phóng. Tuy nhiên điều này cũng mang lại lợi ích lớn cho Washington vì nó thể hiện các giá trị của Mỹ, tạo dựng thiện chí, củng cố quan hệ đối tác toàn cầu, cũng như khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ.

“Bằng cách từ bỏ viện trợ nhân đạo, chúng tôi sẽ tạo một khoảng trống chính trị mà những quốc gia khác, như Trung Quốc, có thể lấp vào để phục vụ lợi ích của họ”, ông Milligan nhận định.

Mỹ chậm chân viện trợ cho Myanmar, cơ hội của Trung Quốc? - Ảnh 4.Nghẹt thở cứu người ở Myanmar

Những cuộc giải cứu thành công nạn nhân sống sót dưới những tòa nhà đổ nát do động đất ở Myanmar đã tiếp thêm hy vọng cho lực lượng cứu hộ địa phương và quốc tế khi họ đang chạy đua với thời gian.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp