30/09/2019 09:05 GMT+7

Mỹ bối rối trước quan hệ Nhật - Hàn

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Những căng thẳng giữa hai nước ban đầu chỉ bùng phát trong lĩnh vực thương mại giờ đã lan sang hợp tác quốc phòng và an ninh. Nói như tờ The Economist, đây là một cuộc đụng độ hiếm có giữa hai nền dân chủ "đã trưởng thành" của châu Á.

Mỹ bối rối trước quan hệ Nhật - Hàn - Ảnh 1.

Căng thẳng giữa Tokyo và Seoul đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống Nhật rầm rộ tại Hàn Quốc - Ảnh: Reuters

"Về mặt lịch sử và văn hóa, họ có những điểm tương đồng. Hơn hết thảy, trong một khu vực đầy rủi ro, họ là những đồng minh quan trọng của Mỹ. Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hành động giống như kẻ thù hơn là bạn bè của nhau" - The Economist viết, sau động thái của Nhật siết chặt kiểm soát xuất khẩu các nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp bán dẫn và điện thoại thông minh của Hàn Quốc hồi tháng 7.

Trung tuần tháng 8, Hàn Quốc tuyên bố sẽ chấm dứt chia sẻ thông tin quân sự với Nhật bằng cách không gia hạn hiệp định GSOMIA. 

Ngày 18-9, Seoul khẳng định Tokyo sẽ không còn trong danh sách được hưởng ưu đãi thương mại từ Hàn Quốc nữa, sau động thái tương tự của Nhật với Hàn Quốc vào đầu tháng 8.

Mỹ, nước có quân đội đóng tại cả Nhật và Hàn Quốc, đã thể hiện sự bối rối và bị phản ứng mạnh khi có ý phát ngôn bênh vực một trong hai bên. 

Như vụ hiệp định GSOMIA, Washington tỏ ra thất vọng trước động thái của Seoul, cho rằng Hàn Quốc không báo trước cho Mỹ. Lầu Năm Góc phê bình động thái của Seoul làm tổn hại tới những hợp tác đối phó thách thức tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hàn Quốc sau đó đã lập tức phản ứng, triệu tập đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris và yêu cầu Washington không chỉ trích động thái của Seoul, nhấn mạnh những phát ngôn phê phán từ Mỹ hoàn toàn "vô bổ". Một sự kiện có sự tham gia của ông đại sứ Mỹ gốc Nhật sau đó cũng bị Hàn Quốc hủy bỏ.

Gần như mọi xích mích hiện nay giữa Nhật và Hàn Quốc đều xuất phát từ những vấn đề đau đầu liên quan tới việc bồi thường cho các lao động bị cưỡng ép và phụ nữ giải khuây trong thời gian phát xít Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên.

Một vấn đề bất đồng khác liên quan đến tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Dưới thời Tổng thống Moon Jae In, quan hệ giữa hai miền liên Triều được cải thiện tích cực. 

Không dừng ở đó, ông Moon còn chủ động làm trung gian thúc đẩy hai cuộc gặp giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giới quan sát nhận định điều này khiến Nhật cảm thấy bị gạt ra rìa trong lúc vẫn chưa giải quyết vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc.

Bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ của Tổng thống Moon và Thủ tướng Abe Shinzo hôm 24 và 25-9 đã cho thấy rõ điều này. Lãnh đạo Hàn Quốc dành gần như toàn bộ bài phát biểu để nói về thành tựu của chính quyền ông trong việc cải thiện quan hệ với Triều Tiên, kêu gọi thế giới phản hồi các động thái thiện chí của Bình Nhưỡng. 

Còn thủ tướng Nhật thì ngược lại, tuyên bố ủng hộ cách tiếp cận của Mỹ trong vấn đề Triều Tiên, tức là tiếp tục trừng phạt Bình Nhưỡng cho đến khi hoàn tất phi hạt nhân hóa và yêu cầu gặp ông Kim Jong Un để giải quyết vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc.

Những vướng mắc trong quá khứ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc được ví như thùng thuốc súng chỉ chờ mồi lửa ở Đông Bắc Á. Mỹ đã thể hiện sự lúng túng trước những căng thẳng leo nhanh bất ngờ giữa hai nước đồng minh.

Hàn Quốc quyết Hàn Quốc quyết 'ăn thua đủ' với Nhật Bản về thương mại

TTO - Hàn Quốc tuyên bố đã thông qua kế hoạch loại Nhật Bản khỏi danh sách "White List" của các quốc gia được hưởng đặc quyền thương mại của nước này.

DUY LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp