11/01/2022 11:39 GMT+7

Mỹ, Anh cấp tốc cử 32 chuyên gia đến tận nơi sông băng 'ngày tận thế' đang tan vỡ

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Thwaites, sông băng 'ngày tận thế' ở Nam Cực, đang tan vỡ. Trước hiện tượng đáng lo ngại này, Mỹ và Anh chi 50 triệu USD đồng thời cấp tốc gửi 32 nhà khoa học đến tận nơi để có cái nhìn cận cảnh.

Mỹ, Anh cấp tốc cử 32 chuyên gia đến tận nơi sông băng ngày tận thế đang tan vỡ - Ảnh 1.

Một nhóm nhà khoa học đến nghiên cứu về sông băng Thwaites - Ảnh: AP

Sông băng Thwaites, còn được gọi là sông băng "ngày tận thế", nằm ở nửa phía Tây của Nam Cực, chảy vào vịnh Đảo Thông (Pine Island Bay), một phần của biển Amundsen.

Với sứ mệnh nghiên cứu kéo dài trong 2 tháng, 32 nhà khoa học đã cấp tốc lên tàu nghiên cứu Nathaniel B. PalmerBoaty đến Thwaites vào ngày 6-1. Họ sẽ thăm dò dưới khối băng đang tan chảy để tìm hiểu rõ hơn về mức độ và tốc độ tan băng khiến nước biển ngày một dâng cao, theo Hãng tin AP.

Mỗi năm, sông băng Thwaites tan rã khoảng 50 tỉ tấn băng, tương đương khoảng 45,4 tỉ tấn nước chảy ra biển. Trong giai đoạn từ thập niên 1980 đến năm 2017, sông băng đã mất 600 tỉ tấn băng.

Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh cho biết sông băng này là nguyên nhân gây ra 4% lượng nước biển dâng toàn cầu.

Ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy các vết nứt trên sông băng đang ngày càng lớn dần và việc nước biển ấm lên càng khiến cho tốc độ nứt gãy ngày càng tăng.

"Trong điều kiện khí hậu toàn cầu nóng lên khiến Thwaites ngày càng trở nên bớt kết dính với phần đất và gia tăng nguy cơ đổ sập", nhà khoa học băng Ted Scambos của Đại học Colorado cho biết từ trạm nghiên cứu Nam Cực McMurdo của Mỹ.

Trước khi lên đường, nhà hải dương học Anna Wahlinnna tại Đại học Gothenburg (Thụy Điển) chia sẻ: "Sông băng này nằm ở một khu vực rất xa xôi và khó tiếp cận. Nó có thể không ổn định và điều đó làm chúng tôi lo lắng".

Nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Anna Wahlinnna sẽ đến tận nơi sông băng Thwaites đang tan chảy. Bà Wahlinnna sẽ sử dụng 2 tàu robot để phục vụ công tác nghiên cứu - tàu lớn của riêng bà có tên Ran và tàu Boaty McBoatface không người lái - để có thể thám hiểm sâu hơn bên dưới khu vực sông băng Thwaites nhô ra ngoài đại dương.

Các nhà khoa học trên tàu sẽ đo nhiệt độ nước, đáy biển và độ dày của băng. Họ sẽ xem xét các vết nứt trên băng, cấu trúc của băng như thế nào để tính toán mực nước biển trong tương lai.

Bà Wahlinnna cho biết Thwaites trông khác với các thềm băng khác. Nó gần giống như một mớ hỗn độn của các tảng băng được ép lại với nhau. "Vì vậy, ngày càng rõ ràng hơn đây không phải là một tảng băng rắn như các tảng băng khác. Thwaites trông lởm chởm hơn nhiều" - bà Wahlinnna nói. 

Theo dự báo của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), đến năm 2100, biến đổi khí hậu sẽ khiến mực nước biển dâng cao thêm 0,6 - 1,8m, chủ yếu là do băng tan tại Nam Cực và Greenland.

Chuyện gì xảy ra nếu Chuyện gì xảy ra nếu 'Sông băng ngày tận thế' tan chảy?

TTO - Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu Thụy Điển sử dụng tàu ngầm tự hành thám hiểm bên dưới sông băng Thwaites và phát hiện nhiều dòng nước ấm nguy hiểm.

GIA MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp