26/10/2017 16:48 GMT+7

Muốn tiếng Việt chuẩn, phải bỏ từ địa phương

NGUYỄN MINH
NGUYỄN MINH

TTO - Tranh luận câu chuyện chuẩn mực trong sách giáo khoa, bạn đọc Nguyễn Minh cho rằng từ ngữ trong sách phải là từ toàn dân. Dùng từ địa phương chỉ có 'hại' cho học sinh.

Muốn tiếng Việt chuẩn, phải bỏ từ địa phương - Ảnh 1.

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục  xin giới thiệu ý kiến này.

"Đọc bài viết " của thầy giáo Trần Văn Tám tôi rất đồng tình. Dễ thấy phần nào ngữ liệu sách giáo khoa (SGK) đang sử dụng không phải từ toàn dân dễ hiểu mà sử dụng từ địa phương…

"Sách giáo khoa dạy trẻ em học cần "chuẩn không cần chỉnh". Tiếc là lại để xảy ra sai sót. Cái lạ là nhiều lỗi sai được chỉ ra nhưng nó lại "vũ như cẩn" trong các lần tái bản sau đó".

Nguyễn Minh

Phụ huynh thấy rằng SGK dành cho trẻ lớp 1 phải sử dụng từ toàn dân, dễ hiểu nhưng có những từ ngữ đã sử dụng xa lạ đến người lớn cũng không hiểu. 

Đó là Bài 31 Ôn tập (trang 64) có từ cho học sinh tập đọc tập viết là "trỉa đỗ". Tìm hiểu kĩ thì mới biết đây là từ địa phương miền Trung, nghĩa là gieo hạt đỗ (đậu). Từ dùng vô cùng xa lạ với đại đa số người dân. 

Thiết nghĩ không thật phù hợp để dạy cho học sinh mới bắt đầu làm quen, tập nói, tập viết chính xác.  

Còn trang 98, SGK Lớp 1 còn viết sai chính tả chữ  "giời" thay vì "trời" trong câu "Con cóc là cậu ông giời". Trong khi đây lại là phần tập nói cho học sinh.

Còn trong SGK Tiếng Việt lớp 2, (tập 2) ngay tại trang 7 có hai câu trong bài tục ngữ : "Muốn cho lúa nảy bông to; cày sâu, bừa kĩ phân gio cho nhiều". 

Đây là bài tục ngữ thuộc nói về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân ngày xưa. Nhưng chữ "gio" lại bị viết sai chính tả. Đúng ra phải viết là "tro" theo cách phát âm toàn dân, chính xác. Đây là lỗi phát âm địa phương.

Dễ dàng nhận ra các chữ  "tr", "gi" và "r" lại rất hay bị dùng sai, lẫn lộn trong SGK có thể khiến học sinh viết sai chính tả. Nếu ngữ liệu được dùng thuộc đặc trưng phát âm vùng miền, là văn bản đặc biệt, mang tính  lịch sử cũng nên chú thích cho học sinh rõ. 

Như trong SGK Tiếng Việt lớp 5 (tập 1), ở trang số 4, đoạn trích "Thư gửi các học sinh" của Bác Hồ thấy có các từ sau: "mấy tháng giời", "từ phút này giở đi"; "sau 80 năm giời nô lệ"…. 

Bên dưới bài học có nhiều phần chú thích nhưng tiếc là hoàn toàn không thấy chú thích các cách phát âm của các từ toàn dân này.

Phát âm sai sẽ dẫn đến viết sai. Phụ huynh thêm băn khoăn, dạy cho trẻ hiểu đúng, đến khi vào lớp các cháu lại răm rắp theo giáo viên, theo SGK sai thì nguy...

SGK dạy trẻ em học cần "chuẩn không cần chỉnh", tiếc là lại để xảy ra sai sót. Cái lạ là nhiều lỗi sai được chỉ ra nhưng nó lại "vũ như cẩn" trong các lần tái bản sau đó. 

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, theo bạn làm gì để sách giáo khoa thật sự là bạn với học sinh? Những cách dùng từ nào trong sách giáo khoa, theo bạn không nên có? Mời bạn hiến kế và chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!

NGUYỄN MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp