Một chú chó "diễn sâu" cùng chủ khi tham gia màn giả chết tập thể trong cuộc biểu tình tại Budapest, Hungary - Ảnh: REUTERS
Bắt đầu từ ngày 20-9, hàng triệu người trên 150 nước đã bắt đầu xuống đường biểu tình, thể hiện quan điểm trước thềm một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến bắt đầu vào ngày 23-9.
Phần lớn những người tham gia còn ở độ tuổi rất trẻ, có cả học sinh tiểu học. Họ yêu cầu chính phủ phải cho họ nhiều tiếng nói hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với lập luận rằng tương lai là của họ.
"Có bao nhiêu quyết định chính trị liên quan tới tương lai của thế giới này tính đến tiếng nói của giới trẻ? Chúng tôi muốn được cùng các chính trị gia, các nhà lãnh đạo thiết lập tương lai của hành tinh này.
Các vị không thể tiếp tục ngó lơ hay làm điều đó mà không có phần của chúng tôi được", Marina Melanidis, một đại biểu của Canada, tuyên bố trong một hội nghị có sự tham gia của các quan chức Liên Hiệp Quốc ngày 22-9, bao gồm Tổng thư ký António Guterres.
Pita Taufatofua, vận động viên đến từ Tonga, kể lại trong nước mắt thảm cảnh một nửa đất nước của anh bị quét sạch trong một trận bão năm 2018. Theo một số chuyên gia, tình trạng ấm lên toàn cầu đã khiến nước biển ấm lên, do đó khiến các cơn bão trở nên hủy diệt hơn trước.
Nếu một nửa New York biến mất, họ sẽ hành động. Một nửa đất nước của tôi đã bị thổi bay trong vòng 1 đêm, nhưng vẫn chưa thấy ai hành động"
Pita Taufatofua, vận động viên đến từ Tonga
Một nhóm người biểu tình ở Ba Lan tái hiện cảnh chết trong rác thải nhựa để cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, khoảng 4 triệu người đã xuống đường biểu tình trên khắp thế giới kể từ ngày 20-9. Họ yêu cầu các chính phủ phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu và hỗ trợ những khu vực đang bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu.
Đài CBS của Mỹ cho biết khoảng 1,1 triệu học sinh - sinh viên tại New York đã nghỉ học để tham gia tuần hành với sự tham gia của Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường Thụy Điển 16 tuổi nổi tiếng thế giới.
Anh chàng người Mexico này chọn cách gắn tất cả chai nhựa lên người để tham gia biểu tình - Ảnh: REUTERS
Thông điệp ý nghĩa và đáng suy ngẫm của người biểu tình Đức về tác hại của ấm lên toàn cầu khiến băng tan. Khi những tảng băng thật sự dưới chân họ tan đi, sợi dây thòng lòng sẽ thắt chặt vào cổ họ. Thông điệp của nhóm rất rõ ràng: một khi băng tan, con người sẽ tự thắt dây thòng lọng vào cổ của chính mình - Ảnh: REUTERS
Giả chết tập thể được tái hiện ở khá nhiều nước trong đợt biểu tình lần này, nhưng ấn tượng hơn cả là ở Seoul của Hàn Quốc. Màn giả chết trên đường này nhìn như trong một bộ phim về ngày tận thế của Trái đất, khi các sinh vật sống đều chết - Ảnh: REUTERS
Một nhóm người ăn vận như ông già Noel giơ bảng trước tòa nhà Quốc hội Phần Lan. Dòng chữ trên bảng có ghi: "Nhà của tôi đang cháy, bầy tuần lộc của tôi lại không biết bơi", ám chỉ tình trạng nóng lên khiến băng ở Bắc cực tan nhanh - Ảnh: REUTERS
Nhóm biểu tình siêu nhí ở Paris, Pháp - Ảnh: REUTERS
Đoàn biểu tình của học sinh Bỉ - Ảnh: REUTERS
Các sinh viên ở Ba Lan cũng hưởng ứng cuộc biểu tình toàn cầu - Ảnh: REUTERS
Một bé gái được người lớn đưa đi tuần hành ở Anh - Ảnh: REUTERS
Người mẹ ở Brazil này đưa luôn con gái đi biểu tình kèm theo thông điệp hãy nghĩ cho tương lai của con cô và nhiều đứa trẻ khác - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận