Phóng to |
Thủ đô Tokyo |
2. New York: Là cảng thương mại và là thành phố lớn nhất nước Mỹ. Nó không chỉ là trung tâm tiền tệ của nước Mỹ mà còn là một trong những trung tâm tiền tệ của thế giới. Diện tích của thành phố này là 780 km2 với hơn 7 triệu dân. Theo tính toán, GDP của thành phố này năm 2004 là 407 tỷ USD.
Phóng to |
3. London (thủ đô nước Anh): gồm 32 quận, với 12 quận ở ngoại thành và 20 quận nội thành. Tổng diện tích của London là 1580 km2 với dân số năm 2001 gần 7,2 triệu người. London là thị trường ngoại hối quốc tế, trung tâm bảo hiểm quốc tế và cũng là một trong những trung tâm mậu dịch và tiền tệ lớn nhất thế giới. Tổng GDP năm 2004 của London là 284,7 tỷ USD.
Phóng to |
4. Seoul (thủ đô Hàn Quốc): diện tích thành phố là 605 km2 chiếm 0,61% diện tích thế giới. Tổng dân số năm 2001 hơn 10, 32 triệu người. Seoul là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Hàn Quốc. GDP năm 2004 là 198 tỷ USD, được xếp vào vị trí thứ tư trên thế giới.
Phóng to |
5. Los Angeles: Diện tích thành phố: 10,567 km2. Los Angeles hiện nay đã trở thành cơ sở lớn nhất về công nghiệp điện tử, hàng không, hải dương và công nghiệp hóa dầu của Mỹ. Nó là một trong những trung tâm khoa học chủ yếu của Mỹ với số lượng các nhà khoa học và nhân viên kỹ thuật cao đứng đầu nước Mỹ với danh hiệu "thành phố khoa học kỹ thuật".
Mấy năm gần đây, ngành tiền tệ và ngành thương nghiệp ở đây phát triển rất nhanh với hàng trăm văn phòng đại diện của các ngân hàng lớn. GDP của thành phố này là 196 tỷ USD.
Phóng to |
6. Osaka (Nhật Bản): có 3 triệu cư dân sinh sống với diện tích 204 km2 và là một trong bốn khu công nghiệp lớn của Nhật Bản. GDP của thành phố này là 191 tỷ USD.
Phóng to |
7. Hong Kong: nằm ở đông nam Trung Quốc với vị trí địa lý ưu việt: là tiêu điểm của vùng Đông Á, với nền kinh tế phát triển rất nhanh. Cuối năm 2003, dân số Hong Kong khoảng 6,8 triệu người với mật độ 6.300 người/km2.
Hong Kong là trung tâm ngân hàng lớn (ở vị trí thứ 12), thị trường ngoại hối (vị trí thứ 6) và là hệ thống mậu dịch lớn (vị trí thứ 11) lớn của thế giới. Qui mô thị trường cổ phiếu Hong Kong rất lớn- chiếm vị trí thứ hai ở châu Á. Hong Kong được xếp là thành phố giàu thứ bảy thế giới với GDP 164 tỷ USD.
Phóng to |
8. Chicago: là thành phố lớn thứ ba của Mỹ với khoảng 40% người da đen sinh sống. GDP của Chicago là 146 tỷ USD.
Phóng to |
9. Toronto (Canada): có diện tích 632 km2 và 4,3 triệu người sinh sống, là trung tâm kinh tế và là thành phố lớn nhất Canada. Ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp xe hơi, tiền tệ và du lịch là những ngành kinh tế mũi nhọn của Toronto. Những sản phẩm kỹ thuật cao chiếm 60% trên cả nước. Hơn 90% các ngân hàng lớn ở nước ngoài có trụ sở tại đây. Sở giao dịch chứng khoán của Toronto lớn thứ ba của vùng Bắc Mỹ. GDP của Toronto là 141,9 tỷ USD.
Phóng to |
10. Mexico City (thủ đô Mexico): Nằm ở vị trí có độ cao cách mặt nước biển 2.240 mét, từ hơn 30 năm trở lại đây diện tích thành phố đã không ngừng được nới rộng, hình thành nên một khu đô thị lớn. Thành phố có 20 triệu người, là thành phố đông dân đứng đầu thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố này cũng ở vị trí đầu bảng trong các thành phố lớn trên thế giới. Nó là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Mexico với tổng GDP 125 tỷ USD.
Phóng to |
Mexico City |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận