Mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất khi viên chức nghỉ việc là bao nhiêu?

Theo cơ quan bảo hiểm, viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

thất nghiệp - Ảnh 1.

Cán bộ Bảo hiểm xã hội khu vực I (Hà Nội) hỗ trợ người lao động làm thủ tục - Ảnh: NAM TRẦN

Theo nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong sắp xếp tổ chức bộ máy, có một bộ phận viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Đóng 12 tháng được nhận trợ cấp thất nghiệp

Trước đó, theo đánh giá của Chính phủ, sẽ có khoảng 100.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng trong đợt sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Việc phát sinh chi cho viên chức hưởng trợ cấp thất nghiệp do nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (đến tháng 1-2025 còn hơn 63.000 tỉ đồng) chi trả.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đã triển khai 100% dịch vụ công về giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội và tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính. 

Theo đó, nhiều thủ tục hành chính hiện nay người lao động có thể lựa chọn nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất.

"Như vậy, việc thay đổi sắp xếp từ bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố sang mô hình bảo hiểm xã hội khu vực không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ, quyền lợi của người tham gia, người thụ hưởng", Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết.

Trong khi đó theo Bảo hiểm xã hội khu vực I, điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng, hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.  

Sau đó, đóng đủ thêm 12 tháng, hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Các mức trợ cấp thất nghiệp năm 2025

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, song không quá 5 lần mức lương cơ sở (hiện hành 2,34 triệu đồng/tháng) với người lao động làm theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, tức 2,34 triệu đồng x 5 = 11,7 triệu đồng.

Tương tự, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tính như sau:

- Người lao động làm tại vùng 1 = 5 x 4,96 triệu đồng = 24,8 triệu đồng/tháng.

- Người lao động làm tại vùng 2 = 5 x 4,4 triệu đồng = 22,05 triệu đồng/tháng.

- Người lao động làm tại vùng 3 = 5 x 3,86 triệu đồng = 19,3 triệu đồng/tháng.

- Người lao động làm tại vùng 4 = 5 x 3,45 triệu đồng = 17,25 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, khi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí.

Mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất của viên chức nghỉ việc - Ảnh 3.Trường hợp nào không được chi trả bảo hiểm y tế?

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-7 quy định không chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho một số trường hợp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp