Đây là kết luận đưa ra trong công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tasmania (UTAS) của Australia công bố trên tạp chí “Biến đổi khí hậu tự nhiên” số ra tuần này.
Trong công trình nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã so sánh dữ liệu của vệ tinh với số liệu lấy từ thiết bị đo thủy triều đặt ở biển của UTAS, vốn giúp họ biết chính xác độ cao mặt đất dịch chuyển lên xuống, đã cho thấy có nhiều sự khác biệt.
Dữ liệu vệ tinh cho thấy mực nước biển tăng nhanh trong những năm 90 của thế kỷ XX, nhưng sẽ chậm lại vào 10 năm tới. Trong khi đó, số liệu từ thiết bị đo thủy triều chỉ ra rằng tốc độ mực nước biển dâng không giảm xuống như ước tính ban đầu, mà đã tăng đều trong 20 năm qua.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đã chỉnh sửa lại số liệu lấy từ dữ liệu vệ tinh, cho thấy mực nước biển tiếp tục tăng ở mức nguy hiểm.
Theo nhà khoa học John Church thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia, số liệu mới ước tính mực nước biển có thể tăng thêm đến một mét trong 85 năm tới, đe dọa cuộc sống của hơn 150 triệu người.
Ông Church cũng cảnh báo nếu không thực hiện các biện pháp để làm giảm sự ấm lên trên toàn cầu thì các vùng đất thấp ven biển có thể sẽ bị nước biển "nuốt chửng", ông nói: "Nếu có những biện pháp hữu hiệu thì chúng ta có thể hạn chế độ tăng của mực nước biển chỉ còn khoảng 30 – 60 cm trong cả thế kỷ 21 này”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận