23/10/2013 13:15 GMT+7

Mưa to, lo rắn cắn

Bác sĩ HÀ ANH TUẤN (Trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ)
Bác sĩ HÀ ANH TUẤN (Trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ)

TT - Theo ghi nhận từ khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), hai tháng gần đây bệnh viện tiếp nhận sáu ca cấp cứu do bị rắn cắn, trong đó có cả em bé 13 tháng tuổi.

IxN8VtVD.jpgPhóng to
Một bệnh nhi bị rắn lục đuôi đỏ cắn trên mặt nguy kịch được Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ cứu sống - Ảnh: T.Lũy

Ngày 12-10, bé trai mới 13 tháng tuổi tên H.T. ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1. Người nhà bệnh nhân còn cẩn thận mang cả “thủ phạm” cắn bé là con rắn lục đuôi đỏ to bằng cổ tay người lớn!

Ở trong nhà bị rắn cắn

"Thông thường người bị rắn cắn ở phần bàn tay, bàn chân, bắp chân do đụng hoặc đạp phải rắn. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bị rắn cắn vào vùng đầu, mặt, cổ... đây là những bộ phận nguy hiểm, vì nọc rắn có thể về vùng tim, não nhanh chóng, gây tử vong tức thì nếu không được cấp cứu kịp"

Gia đình bé H.T. cho biết tầm 21g trời mưa lớn, bé đang ngủ trên giường bỗng khóc thét lên, người nhà chạy vào xem thì thấy một con rắn lục xanh đuôi đỏ cắn bé ở bàn tay phải, chảy máu đầm đìa. Sau sáu giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tình trạng bé H.T. vẫn không cải thiện. Vết thương sưng bầm tiếp tục lan đến vai phải. Xét nghiệm máu cho thấy bé bị rối loạn đông máu nặng nên được truyền tiếp liều thứ hai huyết thanh kháng nọc rắn lục tre đặc hiệu. Hiện tình trạng bé H.T. đã ổn định.

Ngày 17-10, bệnh viện tiếp nhận một trường hợp trẻ nghi bị rắn cắn. Bệnh nhân là bé gái 6 tuổi, tên T.T.P.A., ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Trước đó, trong một đêm mưa lớn bé P.A. đang ở trong nhà tắm thì la lên, té ngã. Bàn chân trái của bé bị sưng bầm nhưng gia đình nghĩ do té ngã nên cho bé đi ngủ. Sáng hôm sau khi chân bé sưng nhiều hơn, gia đình mới đưa tới bệnh viện địa phương. Tại đây, bé P.A. được chẩn đoán viêm mô tế bào và được điều trị kháng sinh.

Tuy nhiên, vết thương ở ngón giữa bàn chân trái bé P.A. bị sưng, thâm đen hoại tử và bầm máu lan rộng cả bàn chân, lên cẳng chân, đùi, người nhà liền chuyển bé vào Bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc) cho biết: “Khi xét nghiệm chúng tôi thấy biểu hiện rối loạn đông máu nặng. Lúc đầu chúng tôi nghĩ bé bị bệnh lý về máu nhưng không ghi nhận biểu hiện nhiễm trùng nên rất nghi ngờ bé bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn và quyết định truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu cho bé”.

Trong khi đó, mùa nước lũ năm nay ở khu vực ĐBSCL, theo bác sĩ Nguyễn Văn Chiếm - phó giám đốc Bệnh viện 121 Cần Thơ (Quân khu 9), bệnh viện tiếp nhận nhiều người bị rắn cắn. Qua thống kê của Bệnh viện 121, năm 2012 khoa cấp cứu bệnh viện này tiếp nhận cấp cứu 91 trường hợp rắn độc cắn. Từ đầu năm 2013 đến giờ bệnh viện đã tiếp nhận 73 ca, chỉ riêng trong tháng 9 là 30 ca. Tại khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, số liệu ghi nhận từ đầu năm đến nay tiếp nhận 25 ca bị rắn cắn (trong đó 24 ca do rắn lục cắn), tất cả đều được cấp cứu kịp thời.

Sơ cứu đúng cách

Vì chủ quan mà nhiều trường hợp nhập viện khi tình hình quá nặng, như bị rối loạn đông máu và hội tụ huyết, tổn thương sưng nề, hoại tử bóng nước tại chỗ và lan lên phía trên. Một số bị nhiễm trùng, nhiễm độc, sốc, trụy tim mạch, suy tuần hoàn, tay chân lạnh, huyết áp tụt, suy hô hấp...

Do đó khi có người nhà bị rắn cắn, bác sĩ Tiến tư vấn: “Nên di chuyển nạn nhân ra chỗ thoáng, trấn an để tim nạn nhân không đập nhanh, không để nọc rắn di chuyển; rửa vết cắn bằng nước xà phòng hay oxy già, sau đó rửa sạch bằng nước sạch (thường là nước sôi để nguội), tốt nhất là nước muối sinh lý, rồi bôi thuốc sát trùng Povidine lên vết thương sau đó băng lại. Phần bị rắn cắn phải được băng nhẹ chứ không garô. Chúng ta băng dọc phía trên vết cắn để nọc không di chuyển về tim (nếu garô không đúng, siết chặt quá sẽ gây hoại tử vết thương. Khi gỡ ra nọc độc được giải phóng, một số độc tố chạy về hệ tuần hoàn gây nhiễm độc nặng hơn). Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện”.

Để phòng trường hợp rắn vào nhà, bác sĩ Tiến khuyến cáo thêm: “Những hốc kín, tối trong nhà nên để thoáng, sáng. Trước khi thò tay vào hốc, góc tối, sâu phải rọi đèn pin trước. Tối ngủ giăng mùng kín vừa tránh muỗi đốt vừa tránh rắn cắn, côn trùng khác tấn công”.

Nhận biết vết cắn của rắn độc

uBB098QV.jpgPhóng to
Rắn lục xanh đuôi đỏ khi cắn người sẽ gây rối loạn đông máu nặng - Ảnh: Th.Lũy

Trung tá BS chuyên khoa 1 Vũ Ngọc Lương (phó giám đốc Trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang) cho biết dấu hiệu nhận biết vết thương do rắn độc và rắn thường: “Rắn độc có hai răng độc (móc độc) dài, to hơn những răng khác. Đây là hai răng bơm nọc độc nên khi cắn, ngoài những vết nhỏ sẽ để lại hai vết răng lớn, sâu, rõ (có trường hợp chỉ để lại một hoặc ba, bốn vết răng lớn). Vết thương bị chảy máu nhiều, sưng nề (họ rắn lục) và sưng nề, vết thâm đen do hoại tử (họ rắn hổ). Rắn cạp nong, cạp nia cắn không sưng nhưng gây ngưng thở. Rắn thường thì để lại những vết xước, nhiều dấu răng nhỏ, vết thương bị cắn hình vòng cung, chảy máu ít, không bị sưng nề, không đau nhức”.

Bác sĩ HÀ ANH TUẤN (Trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp