19/02/2024 10:27 GMT+7

Mùa Tết an vui và đáng nhớ

Nay đã là mùng 10 tháng giêng, chúng ta vừa bước một cái Tết đã qua với nhiều ký ức. Tuổi Trẻ xin giới thiệu mùa Tết an vui của bạn đọc.

Đi lại những ngày trước và sau kỳ nghỉ Tết bớt căng thẳng khi CSGT trực chiến để điều tiết giao thông. Trong ảnh: CSGT Tiền Giang tặng nước cho người dân trên đường về quê đón Tết - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Đi lại những ngày trước và sau kỳ nghỉ Tết bớt căng thẳng khi CSGT trực chiến để điều tiết giao thông. Trong ảnh: CSGT Tiền Giang tặng nước cho người dân trên đường về quê đón Tết - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Hôm nay mùng 10 tháng giêng, mọi người đã bắt đầu vào một năm lao động mới. Những ngày nghỉ Tết vừa qua đi đâu, gặp những ai, trải nghiệm điều gì tốt đẹp về truyền thống, về đất nước, về những ngày xuân ý nghĩa sẽ là món quà nhớ mãi và là động lực trong năm mới này.

Tuổi Trẻ chọn ra một số ký ức Tết từ bạn đọc để nói về những điều còn đọng lại của một cái Tết an vui và những kỳ vọng về mùa xuân tới.

Thói quen "anh uống em lái"

Với tôi, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã nhẹ nhàng đi qua với bao niềm vui và hy vọng khi không chỉ nhìn lại các câu chuyện bên mình mà còn qua cả thông tin báo chí.

Đó là mùng 6 Tết, nhiều cơ quan và doanh nghiệp mở cửa làm việc lại, nhanh chóng "kích hoạt" trạng thái sẵn sàng.

Lãnh đạo chúc Tết ngắn gọn và "lì xì" rồi ngay lập tức ai nấy vào việc. Tình trạng kéo nhau đi hết nhà này đến nhà kia, nơi vài ly bắt đầu hiếm thấy.

Thống kê của ngành chức năng cho thấy số vụ tai nạn giao thông (TNGT) có liên quan đến người say xỉn lái xe trong 7 ngày nghỉ Tết năm nay giảm sâu so với năm trước.

Trong hàng trăm ca cấp cứu vào ngày Tết tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), chỉ có 2 trường hợp có nồng độ cồn trong máu cao.

Rõ ràng chừng mực với rượu bia không chỉ giúp giảm TNGT, hàng xóm giữ được hòa khí, thâm giao, thân tình mà còn giúp từng gia đình hạnh phúc hơn khi bớt mâu thuẫn, bất hòa, bạo lực "từ trong nhà ra ngoài phố" là điều thấy rõ.

Tôi ở lại TP.HCM ăn Tết, trong nhà không "trữ" nhiều bia như trước đây. Nhiều vợ chồng chở nhau đi chúc Tết kiểu "anh uống em lái" hoặc ai có men say đi taxi, xe ôm về nhà. Anh em chạy xe công nghệ vì vậy tất bật, điện thoại liên tục "nổ app", mệt nhưng rất vui vì có thu nhập.

Tết này ít tụ tập nhậu nhẹt đồng nghĩa với ít ca hát ồn ào. Láng giềng chủ động hẹn nhau ban ngày cứ đi chơi cùng gia đình, tối đến mới "gom" nhau đi bộ lại nhà ai đó cụng ly.

Tôi nghe ở quê kể chuyện mọi người đi chúc Tết nhau cũng không còn ai ép uống rượu bia như trước. Nhờ vậy mỗi ngày đi thăm được nhiều bà con hơn, tình cảm, vui vẻ mà vẫn tỉnh táo.

Những ngày Tết vừa qua, vé xe khách nhiều tuyến gần không tăng giá cả hai chiều (như trước). Nhiều quán cà phê, quán ăn ở thành phố bán xuyên Tết ít thấy tăng giá.

Những ngày trước Tết việc bán hàng nói thách, bán hàng "chặt chém" cũng đã "lặn" nhiều. Những kiểu "đặc trưng Tết" mà nói thẳng ra là "té nước theo mưa" này "lặn kỹ, lặn sâu". Ôi sao lại thấy Tết nhẹ nhàng và an yên đến thế!

Mùa Tết vui, nạp thêm năng lượng

Tôi cùng gia đình nhỏ của mình đã đón Tết ở quê 3 năm qua và trong dịp Tết Giáp Thìn 2024mùa Tết đơn giản nhất.

Trước đây, gia đình trẻ như chúng tôi đã từng có suy nghĩ rằng Tết là dịp ăn và chơi, là thời điểm tốt để phô bày hình ảnh bản thân cũng như tìm kiếm niềm vui bất tận trong các cuộc gặp gỡ với họ hàng, bạn bè…

Nhưng nay chúng tôi thay đổi 180 độ để chọn đón mùa Tết Giáp Thìn nhẹ nhàng, giản dị nhất có thể. Với chúng tôi lúc này, Tết là dịp để nghỉ ngơi cho bản thân và dành thời gian quý báu đó để kết nối lại với gia đình, bạn bè, họ hàng… nhiều hơn.

Tết này, chúng tôi sắm sửa mọi thứ nhờ dịch vụ như đặt bánh chưng, bánh kẹo hoặc các thực phẩm khác từ trước Tết và tất cả chỉ theo khung "vừa đủ".

Các nghi lễ cũng được giản lược: chiều 30 làm lễ rước ông bà tổ tiên, sáng mùng 1 đi chúc Tết anh em họ hàng, trưa mùng 2 con cháu quây quần làm lễ đưa các cụ, sau đó đi chơi láng giềng.

Thế là xong lễ Tết đúng nghĩa "lễ mọn, lòng thành". Nhờ phần nghi lễ bớt rườm rà, mọi người ai cũng thấy ngày Tết "khỏe hơn, vui hơn", kết nối, hướng về cùng một giá trị - đó là tình cảm gia đình.

Một tín hiệu tích cực khác mà tôi nhận thấy ở người dân trong mùa Tết 2024 đó là giảm dùng bia rượu. Nên khi đi các gia đình chúc Tết, vẫn còn những lời mời nhưng không còn cảnh ép uống như năm ngoái! Một mùa Tết vì thế cũng không còn cảnh "sợ mất lòng" người này người khác.

Một tuần lễ nghỉ Tết chính là khoảng thời gian bù đắp cho gia đình, họ hàng, bạn bè và cả chính mình. Nhờ những ngày nghỉ này chúng tôi có cảm giác được tiếp thêm năng lượng, gắn kết lại với những giá trị mà mình thường bỏ quên trong một năm sóng gió.

2023 là một năm khó khăn (cắt giảm nhân sự, giảm lương…) nhưng đầu năm 2024 đã có những tín hiệu tích cực. Tôi nghĩ rằng khó khăn đã tạm thu xếp lại, kinh tế sẽ phục hồi và bản thân sẵn sàng đón một năm mới bình thản như cách gia đình nhỏ đã chọn đón một mùa Tết nhẹ nhàng.

Được tiếp sức, đã quen nhưng vẫn ấm lòng

Những ngày giáp Tết, thời tiết Nam Bộ nắng nóng gay gắt. Nhiều người lao động tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, TP.HCM chọn di chuyển bằng xe máy về lại quê nhà các tỉnh ĐBSCL đón tết.

Tết năm nay người về quê có phần vui bởi được "tiếp sức" về nhà nhanh hơn. Cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành đưa vào sử dụng gắn kết cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ giúp giảm bớt kẹt xe trên quốc lộ 1.

Nhiều người cho hay bớt cảnh kẹt xe kéo dài như những năm trước...

Người dân trở về các tỉnh miền Tây không khó để gặp những "trạm dừng chân nghĩa tình" - cấp phát nước suối, khăn lạnh, thức ăn nhanh miễn phí và sữa cho người dân về quê, hỗ trợ kiểm tra xe, bơm vá xe, cung cấp xăng miễn phí.

Đồng thời, bà con có thể nghỉ ngơi tạm thời sau chặng đường dài. 

Được biết các mô hình này có từ vài năm trước và ngày càng thấy thật ý nghĩa, thiết thực khi chính là "tiếp sức" cho sự an toàn của người tham gia giao thông phải di chuyển trên quãng đường dài. 

Đường về quê đâu chỉ vất vả, xa xôi, với người lao động còn cảm nhận được niềm vui, sự ấm áp. Tôi được biết tại các sân bay, vào dịp Tết treo băng rôn chào mừng kiều bào về đón Tết.

Từ mấy ngày nay, nhiều người lao động lại bắt đầu trở lại nơi làm việc sau thời gian vui xuân bên gia đình lại thấy các trạm "tiếp sức" hoạt động nhằm chia sẻ một phần khó khăn, tiếp thêm động lực cho người lao động trên hành trình trở lại làm việc.

Hành động thiết thực này không khỏi "đốn tim" người lao động xa quê và cộng đồng, cũng là một cách để hai chữ "quê nhà" thấy thêm ấm áp, nghĩa tình.

Tinh thần "đoàn viên, sum họp" lên rất cao

Những khoảnh khắc của ngày mùng 1 Tết luôn để lại nhiều ấn tượng trong lòng bà - cháu - Ảnh: L.Đ.L.

Những khoảnh khắc của ngày mùng 1 Tết luôn để lại nhiều ấn tượng trong lòng bà - cháu - Ảnh: L.Đ.L.

Tết này tôi về nhà, chắt chiu hơn một chút, gói ghém yêu thương, có mặt cho người thân thương, xóm giềng để đón nhận những lời chúc Tết dễ thương.

Tôi cùng con trang trí nhà cửa. Má tôi lấy điện thoại chụp khoảnh khắc đoàn viên, xem hình và mỉm cười. Hạnh phúc thật giản dị. Sum họp gia đình là niềm vui ngày Tết.

Dành thời gian cho gia đình một cách trọn vẹn, ăn bữa cơm thật đầm ấm, nhìn ngắm mặt người thân là một cách đón xuân an lành nên xem Facebook bạn bè thấy biết bao nhiêu cảnh gia đình đoàn viên, thậm chí với nhiều thế hệ thì hiểu tinh thần đoàn viên của ngày Tết vẫn còn đong đầy, chẳng phải quá lo sớm chuyện cuộc sống hiện đại thì dễ ngăn cách tình thân. Tôi nghĩ đây là điều đặc biệt nhất của ngày Tết Việt Nam.

Tuy vậy, nếu ai chưa đủ điều kiện về nhà nhưng biết được người thân và cả mình vẫn khỏe mạnh để trải nghiệm một cái Tết xa cũng là sự nhận diện tích cực.

Năm mới mọi người chúc nhau những lời chúc lành, đó cũng là một cách khuyến thiện. Một nhà nghiên cứu về văn hóa Tết nói đó là kiến tạo, nuôi dưỡng "tâm xuân" để có mùa xuân bên trong lòng mình!

Tết này không có quá nhiều lời chúc xã giao, giảm những tin chúc kiểu công nghệ. Thực ra, sống tốt cho nhau mỗi ngày quý hơn những lời chúc "đến hẹn lại lên".

Thực sự, Tết, năm mới là dịp để ngơi nghỉ, để có mặt cho nhau, nạp năng lượng cho hành trình dài 365 ngày phía trước với sự tiết chế, giản đơn, nhẹ nhàng mới chính là lối sống văn minh, thân thiện môi trường. "Ít muốn, biết đủ" khiến mình khỏe khoắn hơn.

Nếu có làm gì đó thì chính là chia sẻ với người khó hơn để ai cũng có Tết, dù ít dù nhiều.

Cậu học trò lớp 11 làm 'đường hoa mini' tặng ông bà vui TếtCậu học trò lớp 11 làm "đường hoa mini" tặng ông bà vui Tết

Mấy ngày nay, người dân ở đường Đỗ Văn Giàu, ấp An Thuận, phường 7, TP Tân An (Long An) trầm trồ khen ngợi cậu học sinh cấp III làm "đường hoa mini" Tết tại nhà tặng ông bà.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp