31/10/2024 11:33 GMT+7

Mua sắm trên Temu không có gì ngon, bổ mà rẻ cả

Trải nghiệm thực tế khi mua hàng trên Temu khiến nhiều khách hàng thất vọng, không đúng như slogan "mua sắm như tỉ phú" của sàn này.

Mua sắm trên Temu không có gì ngon, bổ mà rẻ cả - Ảnh 1.

Hàng hóa Trung Quốc qua sàn thương mại điện tử giá rẻ, nhiều người Việt mua, doanh nghiệp tất bật chuyển hàng giao - Ảnh: CÔNG TRUNG

Hàng loạt ý kiến bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online sau bài viết 'Vỡ mộng' với sàn Temu bày tỏ sự thất vọng với chiêu trò khuyến mãi, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không như quảng cáo "mua sắm như tỉ phú" của sàn này.

"Đi trong bóng tối" mua hàng mà phải thanh toán trước

Bạn đọc có email ang****@gmail.com chia sẻ mình đã thử mua hàng từ Temu sau khi thấy mức giá rẻ bất ngờ. Khác với các sàn thương mại điện tử khác, sản phẩm thường có đầy đủ thông tin và hình ảnh tham khảo, trên Temu các mặt hàng lại thiếu thông tin chi tiết. 

Người mua như "đi trong bóng tối" khi không thể nắm rõ chất lượng sản phẩm và còn phải thanh toán trước.

Kết quả là cả ba món hàng mà khách hàng này mua giá cao hơn kỳ vọng và chất lượng kém. Khó khăn lớn nhất đến từ việc trả hàng và lấy lại tiền khi thủ tục rắc rối và mất thời gian.

Bạn đọc Tuấn Anh chia sẻ ngay khi biết Temu mở bán đã nhận ra giá khuyến mãi chưa rõ ràng, thậm chí cao hơn các sàn khác. Hình ảnh chỉ là hình minh họa, không đúng với thực tế sản phẩm.

Từng thử vào chọn vài món hàng trên Temu được quảng cáo giảm 70%, bạn đọc Hoàng Văn Hợp cũng cho biết khi so sánh giá đã giảm với cùng món đồ trên sàn khác thì nó vẫn đắt hơn nên đã xóa app ngay lập tức.

Một số bạn đọc khác chỉ ra rằng mức giá "sập sàn" thực tế thường chỉ là một phần nhỏ của sản phẩm hoặc kèm theo điều kiện phức tạp.

Tài khoản vand****@gmail.com chia sẻ: "Lúc tôi xem quảng cáo trên TikTok, Temu bán một bộ cờ lê mấy chục cái giá năm mươi mấy ngàn, tôi lập tức tải app về. Nhưng khi đăng ký mua, tôi thấy một dòng chữ nhỏ bằng tiếng Anh là bộ cờ lê đã hết hàng, chỉ còn một cái cờ lê giá năm mươi mấy ngàn". 

Thử mua một đơn hàng gồm đèn pin và túi đựng rác, bạn đọc Nguyễn Văn Thanh đã thấy đèn pin không sáng, sạc không vào điện và túi rác thì mỏng manh, khó dùng. 

"Tôi ở TP.HCM, đặt từ ngày 21-10 đến 28-10 mới giao hàng. Đèn pin 90.000 đồng bị lỗi, mình trả hàng hoàn tiền không biết bao giờ mới nhận được tiền. Giá bán trên Temu cũng như các sàn khác thôi", anh Thanh kể.

Bạn đọc Cường cho biết sau khi phát hiện giá của Temu cao hơn hẳn so với các sàn khác, anh đã quyết định hủy đơn hàng. So sánh giá thì thấy Temu không hề rẻ, chưa kể phí ngân hàng và những rủi ro khi cung cấp thông tin thẻ ngân hàng.

Trong khi đó tài khoản va****@gmail.com lại có trải nghiệm tốt khi đặt mua hàng từ Temu tại Úc. Thế nhưng tài khoản này cũng thừa nhận: "Cần biết cách lựa chọn, nhất là với các sản phẩm thời trang hay đồ dùng sinh hoạt gia đình".

Chứng minh hình ảnh, video vẫn khó hoàn tiền

Bạn đọc Lobos đánh giá Temu có tính năng hoàn tiền nếu tìm thấy giá rẻ hơn ở các sàn đối thủ. 

Tuy nhiên, rất nhiều bạn đọc khác cho biết gặp khó khăn trong quá trình hoàn tiền, thậm chí phải nộp video và hình ảnh để khiếu nại. Điều này làm việc đổi trả trở nên phức tạp và thiếu minh bạch.

Theo bạn đọc Hoang Ha, việc trả hàng của Temu cực kỳ khó khăn khi không được hỗ trợ của bên vận chuyển, phải mang đến bưu cục nhưng cũng không trả được.

"Thấy rần rần quảng cáo mình cũng lên xem thử. Theo kinh nghiệm mua hàng online của mình thì giá cả đi với chất lượng, và chưa thấy uy tín đủ để mình quyết định mua hàng, dù là trải nghiệm", bạn đọc Như bày tỏ.

Đồng tình, độc giả Quang Tấn cho rằng "chẳng có gì là ngon bổ rẻ cả". Giá cả luôn đi kèm với chất lượng, và việc bỏ tiền vào những sản phẩm giá rẻ thiếu minh bạch có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.

Theo bạn đọc pham****@gmail.com, đã là sàn thương mại điện tử thì đều thế thôi. Khi mua hàng nên so sánh giá. Cứ thấy quảng cáo rẻ mà nhắm mắt mua thì nhận quả đắng là bình thường.

Bạn đọc NDChieu thì đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý nghiêm hành vi gian lận và quảng cáo sai sự thật trên các sàn thương mại điện tử, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và làm trong sạch môi trường kinh doanh trực tuyến.

Hàng hóa giá trị nhỏ vẫn phải nộp thuế

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa cho biết Chính phủ dự định bãi bỏ quy định miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử có giá trị dưới 1 triệu đồng.

Hiện quy định miễn thuế này được thực hiện theo cam kết quốc tế tại Công ước Tokyo mà Việt Nam đã tham gia, cụ thể hóa tại quyết định 78 ban hành năm 2010.

Tuy nhiên theo ông Phớc, nhiều quốc gia trước đây áp dụng miễn thuế cho hàng giá trị thấp đã dần loại bỏ chính sách này.

Cụ thể, Liên minh châu Âu (EU) đã ngừng miễn thuế VAT cho hàng hóa dưới 22 USD, trong khi Singapore từ đầu năm 2023 và Thái Lan cũng đã áp dụng thuế VAT với tất cả hàng hóa nhập khẩu.

Phó thủ tướng nhấn mạnh điều này cho thấy các quốc gia tham gia công ước quốc tế đều đã điều chỉnh chính sách thuế, không còn áp dụng miễn thuế với hàng hóa giá trị nhỏ.

Ông Hồ Đức Phớc cũng dẫn chứng một số sàn thương mại điện tử, điển hình là Temu, đang tận dụng quy định miễn thuế hiện tại để thúc đẩy bán hàng giá rẻ tại thị trường Việt Nam.

Mua sắm trên Temu, người dùng thất vọng: Đi trong bóng tối mua hàng mà phải thanh toán trước - Ảnh 4.Temu, Shein, Taobao 'càn quét' thị trường Việt Nam, người tiêu dùng vui buồn lẫn lộn

Temu, Shein, Taobao đang tạo nên làn sóng mới tại Việt Nam với giá rẻ và chính sách miễn phí vận chuyển. Người tiêu dùng Việt đang bị thu hút mạnh mẽ, tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp nội địa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp