15/03/2020 10:53 GMT+7

Mua sắm trên mạng: thói quen thời COVID-19

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TTO - Kể từ khi dịch bùng phát đến nay, các trang thương mại điện tử (TMĐT) tăng trưởng ít nhất 20% so với những tháng cuối năm 2019, cá biệt một số trang mua sắm có mức tăng trưởng lên đến 150% so với ngày thường.

Mua sắm trên mạng: thói quen thời COVID-19 - Ảnh 1.

Người dân hạn chế di chuyển và tiếp xúc nên các shipper hoạt động với cường độ cao trong những ngày này - Ảnh: T.T.D.

Dịch COVID-19 đang làm người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm, việc hạn chế đi đến chỗ đông người đã đem lại cơ hội lớn cho kênh mua sắm online, đặt hàng từ nhà. Nhiều người tiêu dùng chọn mua sắm online để hạn chế số lần phải đến các cửa hàng mua sắm trực tiếp, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. 

Sở Công thương TP.HCM cũng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tăng cường bán hàng qua kênh TMĐT để hạn chế người dân đến những nơi tập trung đông người.

Mỗi phút có 3.000-4.000 đơn hàng

Trao đổi với chúng tôi, đại diện Saigon Co.op cho biết kênh mua sắm qua điện thoại, qua website của doanh nghiệp này đã tăng trưởng nhanh trong thời gian ngắn với hàng triệu lượt tương tác mỗi ngày. Ước tính đơn hàng giao dịch thông qua kênh giao dịch trực tuyến này tăng gấp 10 lần so với ngày thường. 

Cũng bận rộn không kém là sàn Tiki, khi đơn hàng trên sàn này trong hai tháng đầu năm tăng trưởng mạnh. Ngoài sách là sản phẩm chủ lực của sàn được ghi nhận tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, sức mua các mặt hàng khẩu trang, khăn ướt, máy lọc không khí... cũng tăng mạnh không kém. 

"Trong những thời gian cao điểm, ước tính sàn phát sinh 3.000-4.000 đơn hàng/phút, nhiều mặt hàng phải nhập kho liên tục" - đại diện Tiki nói và cho biết các sản phẩm được mua sắm nhiều nhất là khẩu trang, khăn ướt, máy lọc không khí... những mặt hàng giúp người tiêu dùng an tâm trong vùng dịch.

Đại diện Lotte Mart, nhà quản lý trang TMĐT SpeedL, cũng cho biết hệ thống đang tập trung mở rộng mua sắm online trong mùa cao điểm. Số lượng đơn hàng của sàn này tăng 150-200% so với ngày thường từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nguồn hàng hệ thống siêu thị Lotte Mart phân bổ cho trang online tăng gấp đôi. Nhà bán lẻ cũng phải cắt cử thêm nhân sự lo bán online.

Sức mua tăng cao, nhiều công ty bắt đầu có điều chỉnh đón đầu thị trường. Chẳng hạn Lazada vừa tung ra gian hàng online chuyên mặt hàng sữa bột với các cam kết về chất lượng và giá cả với người tiêu dùng. 

Theo bà Kaya Qin - giám đốc vận hành Lazada Việt Nam, ngoài mặt hàng sữa, sàn cũng đang tính toán có thêm nhiều thương hiệu cùng chung tay cam kết chất lượng, bán đúng giá gốc.

Mua sắm trên mạng: thói quen thời COVID-19 - Ảnh 2.

Từ 11h-12h trưa, các shipper liên tục giao đồ ăn cho dân văn phòng tại các cơ quan trên đường Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM - Ảnh: HOÀNG AN

Những cửa hàng bách hóa online

Trước đây người mua hàng online chủ yếu chọn các mặt hàng thời trang hay điện máy, nhưng những đơn hàng online hiện nay có cả những sản phẩm thiết yếu. Nắm bắt tâm lý này, các trang TMĐT bày bán các sản phẩm tưởng chừng chỉ có thể mua ở kênh truyền thống như nước mắm, muối, đường, dầu ăn, mì gói... Shopee Việt Nam đã bổ sung nhiều mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm khô, thực phẩm chế biến hộp giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và mua sắm hàng hóa thiết yếu tại nhà, giảm thiểu việc tiếp xúc nơi đông người.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - phó chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam - cho rằng trong bối cảnh người đi mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại giảm mạnh vì lo sợ lây nhiễm dịch COVID-19, kênh mua sắm online được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, nhà kinh doanh TMĐT cũng cần nắm thị hiếu tiêu dùng, thay đổi nhóm hàng phù hợp với nhu cầu mua sắm online của người dân.

Vấn đề gì người tiêu dùng còn đặt ra với các trang TMĐT? Chị Hoài Thanh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết một số mặt hàng thực phẩm, chất lượng hàng hóa bán online vẫn chưa thật sự được kiểm soát chặt chẽ, người tiêu dùng vẫn chưa an tâm. Chẳng hạn không ít lần chị Thanh mua phải hàng cận hạn sử dụng, hay bao bì sản phẩm bị móp méo... 

"Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm từ các gói hàng giao online vẫn có. Vì vậy khi nhận hàng hóa, tôi vẫn thực hiện các bước khử trùng, vệ sinh tay" - chị Hoài Thanh chia sẻ.

Giảm tần suất đi siêu thị, chợ

Theo Nielsen, dịch corona dẫn đến thói quen sinh hoạt và tiêu dùng bị tác động đáng kể. Cụ thể, 47% người Việt đã thay đổi thói quen ăn uống, trong khi 60% số đó đã thay đổi các hoạt động giải trí/vui chơi. 70% người Việt đã xem xét lại kế hoạch du lịch của mình và 44% trong số đó cảm thấy nguồn thu nhập của họ đã bị ảnh hưởng.

Những cửa hàng hiện hữu bị tác động mạnh, với 50% người dân đã giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống. Ngoài ra, 25% số người được hỏi cho biết đã tăng cường mua sắm trực tuyến và giảm các hoạt động mua sắm bên ngoài.

Ông Mohit Agrawal, giám đốc bộ phận thấu hiểu hành vi người tiêu dùng, nói: "Việc này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược truyền thông kỹ thuật số và tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường trực tuyến".

'Né' virus corona: tích cực mua online

Trong những ngày dịch bệnh diễn ra, nhiều người dân hạn chế ra đường để phòng tránh lây nhiễm virus corona. Việc mua sắm từ vật dụng gia đình, quần áo, giày dép cho đến đồ ăn, thức uống… cũng được chuyển sang hình thức online, giao hàng tận nơi

NHƯ BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp