26/09/2019 19:08 GMT+7

Mua sắm hàng 'nở nồi' nhờ thương mại điện tử

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Thương mại điện tử, siêu thị nhỏ/cửa hàng tiện lợi, mô hình chuyên doanh sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng trong tương lai. Vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển khi 60% hộ gia đình Việt tại khu vực thành thị sẽ mua sắm trực tuyến vào năm 2025.


Mua sắm hàng nở nồi nhờ thương mại điện tử - Ảnh 1.

Xu hướng mua hàng đa kênh sẽ tiếp tục phát triển với nhiều mô hình bán lẻ mới kết hợp với công nghệ cao. Qua đó, hành trình mua sắm của người tiêu dùng cũng trở nên phức tạp hơn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Kantar Worldpane - chuyên gia toàn cầu về dữ liệu, nghiên cứu và tư vấn cho doanh nghiệp - ngày 26-9 đã công bố khảo sát đánh giá về xu hướng bán lẻ đa kênh tại Việt Nam theo xu hướng tăng trưởng bán lẻ trong môi trường mới.

Theo Kantar Worldpanel, trong bối cảnh phát triển kinh tế và điều kiện sống ngày càng được cải thiện và nâng cao, chi tiêu của người tiêu dùng Việt đã dần chuyển sang những nhu cầu mới như giải trí, du lịch và nhà đất. Điều này gia tăng tính cạnh tranh cho ngành hàng tiêu dùng nhanh. 

Đưa mức tăng trưởng 5-6% đối với hàng tiêu dùng nhanh cho vài năm tới, khảo sát đưa ra bức tranh cận cảnh vào thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh cho tiêu dùng tại nhà ở Việt Nam với mức tăng cực khủng, đến 91%, từ kênh thương mại điện tử kèm nhận định "kênh thương mại điện tử được thúc đẩy bởi sự phát triển của các ứng dụng công nghệ trong đời sống". 

Mua sắm hàng nở nồi nhờ thương mại điện tử - Ảnh 2.

Nhân viên siêu thị giao hàng cho khách tại nhà, sau khi đã đặt hàng qua app - Ảnh: TUYẾT KIỀU

Xếp theo sau kênh thương mại điện tử là siêu thị nhỏ/cửa hàng tiện lợi với mức tăng 36,3%, trong khi mô hình chuyên doanh giữ mức 14,3%. 

Ba kênh mua sắm này, theo Kantar Worldpanel, đang tăng trưởng nhanh hơn so với trung bình thị trường hàng tiêu dùng nhanh, dù chỉ chiếm nhỏ hơn 16% giá trị thị phần nhưng lại đóng góp đến 66% giá trị tăng thêm. 

Đến năm 2025, Kantar Worldpanel dự báo 60% hộ gia đình Việt tại khu vực thành thị, gồm bốn thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ sẽ mua sắm trực tuyến đối với hàng tiêu dùng nhanh vào lúc rảnh rỗi, đặc biệt thông qua điện thoại di dộng và từ các nền tảng mạng xã hội. 

Đồng thời, các trang bán lẻ trực tuyến cùng với sự hỗ trợ từ các bên thứ 3 như dịch vụ giao hàng, hệ thống thanh toán với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn kích thích chi tiêu sẽ góp phần thúc đẩy mua sắm hàng tiêu dùng nhanh phát triển, dù nó chưa thể thay thế mô hình cửa hàng trực tiếp trong vòng 5 hay 10 năm tới. 

Thương mại điện tử và cơn lốc mua sắm mới Thương mại điện tử và cơn lốc mua sắm mới

Trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể tới 10 tỷ USD.

TRẦN VŨ NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp