03/02/2023 14:54 GMT+7

'Mùa nhảy việc' sau Tết: Làm sao tìm được việc ưng ý?

Dù đã có cảnh báo được đưa ra cũng như thị trường việc làm thế giới đánh dấu nhiều cuộc sa thải diện rộng, nghỉ việc sau Tết vẫn trở thành trào lưu, thậm chí là hiện tượng phải có hằng năm.

Mùa nhảy việc sau Tết: Làm sao tìm được việc ưng ý? - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ tìm việc mới để làm mới mình theo chu kỳ thời gian - Ảnh minh họa: Flexjobs

Nhiều bạn trẻ đã tính đến chuyện nhảy việc vài lần trong năm, nhưng cận và sau Tết là thời điểm “vàng” được các bạn lựa chọn để “khai bút” đầu năm đơn xin nghỉ việc.

Muôn vàn lý do để nhảy việc

Câu chuyện nhảy việc vẫn đang được bàn tán rôm rả trên các trang mạng xã hội và câu chuyện thường nhật từ sau Tết Nguyên đán Quý Mão đến nay.

T. (23 tuổi), làm truyền thông cho một công ty về thực phẩm ở TP.HCM, đã báo với cấp trên xin nghỉ việc. Bạn chia sẻ: “Quản lý mình rất thích ôm việc như để “tạo nét”, nhưng họp xong là đẩy hết việc cho cấp dưới, nhân sự lại tiếp tục đùn đẩy cho nhau. Quy trình công ty phức tạp, cứng nhắc”.

T. bức xúc, ở công ty cũ khi có sự cố xảy ra, mọi người không tìm ra giải pháp mà tìm người để đổ tội trước tiên, xuất phát từ sếp không có năng lực xây dựng kế hoạch hợp lý.

Mùa nhảy việc sau Tết: Làm sao tìm được việc ưng ý? - Ảnh 2.

Tham khảo ý kiến người có kinh nghiệm, nghỉ ngơi, nâng cấp bản thân... là những việc các bạn làm trước khi nghỉ và trong khi tìm việc mới - Ảnh minh họa: ANEXA CREANCY

Cuối năm thường là thời điểm nhiều người cùng nhìn lại một năm qua, họ nhận ra và đánh giá những điều tốt, xấu của công ty. Với câu chuyện lương thưởng cao, phúc lợi tốt ở doanh nghiệp khác, các bạn không khỏi dao động và tự hỏi: Tại sao mình không lựa chọn làm việc ở công ty khác?

M.A. (ngụ tại quận 12, TP.HCM) vừa tốt nghiệp nhưng đã có 4 năm kinh nghiệm bán hàng ở công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ. Dù vậy, bạn vẫn quyết định nhảy việc vì công việc cũ không có lộ trình thăng tiến và tìm việc phù hợp với năng lực hơn.

“Mình cố trụ lại, nhưng tình hình kinh tế suy thoái cùng với kết quả kinh doanh của công ty không khả quan nên cấp trên quyết định cắt toàn bộ thưởng Tết và thâm niên của tất cả nhân viên”, bạn kể.

Một số lý do nghỉ việc khác được các bạn đưa ra như: đã có ý định nghỉ việc trước đó nhưng ráng đợi nhận thưởng rồi nghỉ, bất mãn với chính sách lương thưởng; với các lao động đi làm xa quê thì quyết định làm việc tại quê (không quay lại nơi làm việc), hoặc không thể quay lại nơi làm việc (vì gia đình, chi phí di chuyển...).

Nhiều cạnh tranh nhưng vẫn quyết nhảy việc

Dẫu biết trước sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn sau Tết, các bạn vẫn quyết định nghỉ việc bất kể dự đoán về tình hình kinh tế năm nay sẽ có nhiều biến động.

Mùa nhảy việc sau Tết: Làm sao tìm được việc ưng ý? - Ảnh 3.

Gen Z tự tin với bản lĩnh, chuyên môn, không ngại nhảy việc

P. (chuyên viên truyền thông, ngụ tại Thủ Đức, TP.HCM) đang có ý định nghỉ việc. Cô cho hay: “Nếu môi trường làm việc hiện tại không phù hợp thì trước sau gì cũng nghỉ. Vấn đề kinh tế không phải là yếu tố quá lớn đối với tôi. Còn cạnh tranh thì thời điểm nào cũng phải có, nên tôi không sợ lắm”.

Cả M.A. và T. đã xin phép nghỉ việc và đang trong quá trình bàn giao công việc. Tuy chưa có kế hoạch cụ thể cho công việc mới, các bạn đều hoàn toàn hài lòng với quyết định của mình và khá yên tâm vì đã có khoản tiết kiệm từ trước.

Mùa nhảy việc sau Tết: Làm sao tìm được việc ưng ý? - Ảnh 4.

Xu hướng nghỉ việc trong im lặng đang nhường chỗ cho các lượt tìm việc tăng đột biến - Ảnh minh họa: My Careers Future

Theo chị Nguyễn Thanh Phương (41 tuổi, giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Canifa, Hà Nội), thời gian ngành nhân sự nhận đơn nghỉ việc nhiều nhất là thời điểm cận Tết (sau khi đã nhận được lương, thưởng cuối năm), và sau khi nghỉ Tết.

Tết Nguyên đán thường rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2, với các doanh nghiệp đây là thời điểm kết thúc năm kinh doanh (thường năm tài chính sẽ từ tháng 1 đến hết tháng 12 hằng năm), bắt đầu một năm kinh doanh mới nên cả từ phía doanh nghiệp và phía người lao động đều phát sinh nhu cầu về việc làm.

- Về phía doanh nghiệp: cần tuyển lao động để đáp ứng nhu cầu của kế hoạch kinh doanh cho năm mới, phân loại/sàng lọc nhân sự hiện có dựa trên đánh giá hiệu quả/kết quả công việc cả năm.

- Về phía người lao động: có nhiều cơ hội/hoặc sự lựa chọn mới, hấp dẫn hơn khi thị trường lao động có nhu cầu tăng cao, đã đạt được các mục tiêu cá nhân như học hỏi kinh nghiệm, phát triển năng lực, tài chính cá nhân… và muốn thay đổi để có những trải nghiệm mới, hướng tới các mục tiêu mới.

Theo chị Phương, bên cạnh kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt, những đặc điểm giúp ứng viên được đánh giá cao là:

- Khả năng thích nghi và linh hoạt trong các môi trường và điều kiện làm việc khác nhau.

- Tính cam kết trong công việc (nói được làm được, làm như nói).

- Khả năng học hỏi và tự học hỏi.

- Tinh thần, thái độ tốt (chủ động, tư duy tích cực, open-mind, có chí cầu tiến...).

- Định hướng công việc rõ ràng.

- Hiểu bản thân và chắc chắn với những gì mình làm (ví dụ: lý do bạn ứng tuyển vào công ty, lý do bạn chuyển việc, kinh nghiệm bạn đã có là gì...).

Lưu giữ thông tin gì trước khi nghỉ việc?Lưu giữ thông tin gì trước khi nghỉ việc?

Cho dù bạn định nghỉ việc vào ngày mai hay 1 tháng nữa kể từ bây giờ, hãy chuẩn bị tinh thần bảo mật những thông tin quan trọng và xứng đáng để tránh việc sếp muốn chấm dứt quyền truy cập của bạn ngay lập tức.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp