Vị trí của trạm thu phí BOT T2 gần cầu Vàm Cống - Đồ họa: TT
Rất nhiều tài xế chỉ lái xe qua quãng đường của dự án BOT khoảng 300m, nhưng vẫn bị thu phí cho toàn tuyến 44km. Lấy 44km chia cho 300m, chúng ta sẽ thấy các bác tài xế này đang phải trả tiền cho những hơn 146 "quả trứng" chứ không chỉ 10 quả! Cách thu phí BOT như vậy quả thực là quá không công bằng.
Có lẽ không một nhà đầu tư, không một nhà quản lý nào chịu trả đắt hơn 146 lần cho một quả trứng cả! Vậy thì tại sao họ lại không cảm thấy băn khoăn khi những tài xế (và các công ty vận tải) phải chấp nhận một sự không công bằng như vậy?!
Mới đây, ngày 23-5, các đại diện của ba tỉnh thành An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ đã có cuộc họp với đại diện Tổng cục Đường bộ và lãnh đạo Công ty CP đầu tư dự án BOT. Tại cuộc họp này, để bảo đảm sự công bằng cho các tài xế, đại diện của tỉnh An Giang đã đề xuất hai phương án xử lý. Trong đó xác định rõ quan điểm "đi bao nhiêu mét đường thì trả bấy nhiêu tiền".
Đây là đề xuất mang tính công bằng, hợp lý. Và đây cũng là nguyên tắc cần áp dụng cho các trạm thu phí BOT khác, vừa đảm bảo công bằng cho các tài xế, vừa đảm bảo việc thu của các chủ đầu tư trạm hợp lý, khắc phục được tình trạng "mua một quả trứng phải trả tiền cho 10 quả".
Vấn đề không chỉ là phí BOT đang được thu đắt hay rẻ, mà còn là chúng đang được thu có công bằng hay không. Khi và chỉ khi công bằng xã hội được xác lập thì những bất ổn xung quanh một số trạm thu phí BOT thời gian qua mới được xử lý tận gốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận