21/11/2018 09:29 GMT+7

Mưa lớn gây hậu quả nặng nề ở Nha Trang: Nguyên nhân do đâu?

PHAN SÔNG NGÂN  - TRUNG TÂN - THANH TRÚC  - XUÂN LONG
PHAN SÔNG NGÂN - TRUNG TÂN - THANH TRÚC - XUÂN LONG

TTO - Quy hoạch phát triển đô thị tại Nha Trang, qua thiên tai đã bộc lộ bất cập. Nguyên nhân do đâu?

Mưa lớn gây hậu quả nặng nề ở Nha Trang: Nguyên nhân do đâu? - Ảnh 1.

Đất đá từ bờ kè làm hồ bơi của dự án khu dân cư cao cấp Hoàng Phú trên núi Cô Tiên đã bị sạt lở, đổ xuống xóm nhà dân bên dưới chân núi ngày 18-11-2018 - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Theo các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa, 18 người tử vong và 3 người mất tích ở TP trong trận mưa ngày 18-11 đều do sạt lở đất từ trên núi xuống.

Ba năm trở lại đây, mỗi lần xảy ra mưa bão, tại TP Nha Trang thường xảy ra các vụ lở núi khiến hàng ngàn khối đất đá đổ xuống khu dân cư. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn hàng chục khu dân cư xây dựng tự phát ở lưng chừng núi, có nguy cơ hứng tai họa bất cứ lúc nào.

Không quản được khu dân cư tự phát

Ông Bùi Cao Pháp, phó chủ tịch xã Phước Đồng, cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai họa vừa qua tại địa phương, trong đó việc xây dựng, mở rộng hạ tầng liên tục ở các sườn núi cũng là một nguyên nhân.

"Các khu dân cư trên núi tồn tại hàng chục năm nay. Chúng tôi nhìn nhận có sự yếu kém trong công tác quản lý của chính quyền nhưng rất khó ngăn chặn làn sóng làm nhà tự phát sát các mép núi, do dân cư sinh sôi mà quỹ đất tại thành phố quá hiếm hoi" - ông Pháp nói.

"Từ năm 2016, tại địa phương đã từng xảy ra sạt núi gây sập nhà, chết người nhưng lực bất tòng tâm, chưa thể có giải pháp hiệu quả để ngăn chặn. Tại thôn Phước Lộc (khu vực núi Xanh), có hơn chục căn nhà bị sập cuối năm 2016 đã di dời, tái định cư.

Số hộ ở xa điểm sạt lở đã có chủ trương di dời nhưng đến nay chưa sắp xếp được. Toàn xã có hơn 1.000 căn nhà dựng sát các vách núi như vậy, muốn di dời là cả một bài toán quá khó cho địa phương" - ông Pháp cho biết.

Tương tự, tại các phường Vĩnh Trường, Vĩnh Hòa cũng có hàng ngàn ngôi nhà xây dựng trái phép dọc các dãy núi với địa chất yếu, có nguy cơ sạt lở rất cao. Tuy nhiên, lãnh đạo các địa phương này thừa nhận mới chỉ dừng lại ở việc rà soát, báo cáo, đề nghị cho di dời.

Ông Hoàng Mạnh Hùng, phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Trường, nói: "Kinh phí di dời số hộ dân này rất lớn, trong khi việc bố trí quỹ đất để tái định cư hiện nay rất hạn chế".

Ông Lê Hữu Thọ, chủ tịch UBND TP Nha Trang, thừa nhận thực trạng hàng ngàn hộ dân sống men các sườn núi để "bám biển" rất nguy hiểm. Hiện nay thành phố đang rà soát lại, tại những điểm xung yếu, có nguy cơ cao phải di dời ngay để đảm bảo không xảy ra tai họa như vừa qua.

"Chúng tôi đã bàn rất nhiều giải pháp để di dời dân đi nơi khác, nhưng thẩm quyền quyết định đưa đi đâu, vào dự án nào là của tỉnh. Hiện nay cũng còn nhiều khó khăn nên chưa thực hiện ngay được" - ông Thọ nói.

Mưa lớn gây hậu quả nặng nề ở Nha Trang: Nguyên nhân do đâu? - Ảnh 2.

Mẹ anh Trần Duy Quyền (bên trái) - một nạn nhân trong vụ sạt lở đất - khóc ngất khi thi thể con trai được đưa lên - Ảnh: THÁI THỊNH

bất cập

Ông Nguyễn Trường Sơn, phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống , cho biết sau đợt mưa lớn, sạt lở gây thiệt hại nặng nề tại TP Nha Trang. Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã họp với các cơ quan liên quan, tỉnh Khánh Hòa để đánh giá và chỉ ra hai nguyên nhân chính.

Theo ông Sơn, nguyên nhân thứ nhất đã được chỉ ra, qua hình ảnh thực tế cho thấy khu vực Hòn Rớ (TP Nha Trang) là nơi phát triển kinh tế - xã hội mạnh nhất 10 năm qua, từ 2008 - 2018, và nơi đây tập trung nhiều điểm sạt lở nhất.

Cũng theo ông Sơn, điều thấy rõ hơn là quá trình phát triển mạnh về khu vực Hòn Rớ cho thấy toàn bộ công trình hạ tầng, nhà cửa của người dân đều bám xung quanh chân núi. Qua nhiều năm phát triển, chân núi đã bị bạt, san gạt để xây nhà cửa, công trình hạ tầng với mật độ dày đặc.

Thực tế có tới ba phía quanh núi hiện là các công trình hạ tầng, nhà cửa bao bọc, chỉ duy nhất mặt hướng ra biển là còn nguyên.

"Với cách phát triển như vậy, khi có mưa lớn thì nước sẽ đổ dồn từ trên xuống. Điều đương nhiên khi có mưa lớn cục bộ, nước dồn từ trên xuống mà không có dòng chảy sẽ gây ra lũ quét, sạt lở đất và phá hủy các công trình hạ tầng, nhà cửa của người dân ở ven chân núi" - ông Sơn nói.

Trước câu hỏi với quy hoạch phát triển đô thị tại Nha Trang, qua thiên tai đã bộc lộ bất cập, hạn chế của quá trình phát triển, trong khi định hướng phát triển đều nêu phải lồng ghép công tác phòng ngừa thiên tai vào các quy hoạch phát triển ở địa phương, ông Sơn cho rằng đây cũng là vấn đề thực tiễn còn bất cập.

Về nguyên nhân thứ hai, ông Nguyễn Trường Sơn cho biết đó là do lượng mưa cục bộ quá lớn, vượt sức tưởng tượng, có yếu tố cực đoan của thời tiết.

"Trong vòng 12 giờ đã đo được lượng mưa trên 300mm. Đây là yếu tố cực đoan của thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, ở khu vực hẹp, khu vực có địa hình dốc và không có dòng chảy nên đã tạo ra lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề như vậy" - ông Sơn phân tích.

Chủ dự án làm sai

Ngày 20-11, giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa Lê Văn Dẽ cho rằng ngoài việc do lượng mưa quá lớn, còn có ba nguyên nhân chủ quan của chủ dự án khu dân cư cao cấp Hoàng Phú là Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thanh Châu khiến 10 căn nhà ở phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) bị xóa sổ.

Thứ nhất là chủ đầu tư đã xây dựng đường ống thu nước (cỡ phi 500) ở sườn núi phía trên của dự án không đủ để đón lượng nước mưa dồn xuống quá lớn (gần 400mm).

Thứ hai là nhà đầu tư đã đặt phễu đường ống thoát nước để thu lượng nước từ sườn núi đổ xuống đó không đúng, miệng phễu không quay về hướng đón nước.

Chính vì thế nước đã tràn qua luôn, đổ dồn xuống vị trí được bố trí thiết kế làm hồ bơi mà chủ dự án đã đào lấy đất đá, hạ thấp cốt nền gần sát phía taluy âm của dự án. Còn toàn bộ bờ kè sát taluy âm vừa nêu thì chỉ được chất lên tự nhiên bằng đá lôca chứ không phải làm bằng rọ đá, đó là điều không chấp nhận được.

Khi dòng nước quá lớn đổ dồn xuống chỗ vị trí thiết kế hồ bơi đó đã làm bờ đá lôca đổ xuống gây sập các nhà dân bên dưới.

Thứ ba là chủ đầu tư không quan tâm đến dự án khi mưa lũ đến, không bố trí lực lượng và máy móc để giải quyết sự cố. Vì nếu có lực lượng, các xe cơ giới thì khi nước đổ dồn xuống, chỉ cần đào mở lối cho nước thoát vào phía bên trong dự án, chảy về hướng đường 2 Tháng 4 thì sẽ không đến nỗi làm sạt lở, chết dân như đã xảy ra.

Kiên quyết di dời dân tại các điểm xung yếu nếu bão đổ bộ

Để ứng phó với cơn bão số 9 sắp đổ bộ vào Khánh Hòa, ông Lê Đức Vinh - chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - chỉ đạo các huyện, thị, xã, thành phố rà soát tất cả các vị trí có nguy cơ bị sạt lở phải di dời dân ngay lập tức về nơi an toàn.

"Bố trí lực lượng tại các vùng nguy hiểm, cửa tràn, cửa đập, không để bà con đi lại những vùng có nguy cơ bị lũ cuốn" - ông Vinh nhấn mạnh.

Nguyên nhân gây ngập nhiều nơi ở Nha Trang

TTO - Nha Trang đã được đầu tư 93,6 triệu USD để thực hiện dự án Cải thiện vệ sinh môi trường TP. Thế nhưng, ngày 18-11, khi vừa có mưa lớn, TP đã bị ngập cục bộ nhiều nơi. Vì sao?

PHAN SÔNG NGÂN - TRUNG TÂN - THANH TRÚC - XUÂN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp