Dịp cuối năm chính là thời điểm diễn ra nhiều bữa tiệc - Ảnh: HOME WET BAR
Đó không phải là phán quyết bừa bãi mà là lời khẳng định của các nhà khoa học. Sự kết hợp của tiệc tùng dịp lễ hội và các ca đau tim, chết vì đau tim được gọi là "hội chứng suy tim mùa lễ hội". Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1978, mô tả sự gia tăng đột ngột số bệnh nhân mắc AFib tại các phòng cấp cứu trong những ngày lễ.
AFib là dạng rối loạn nhịp tim. Người bệnh thường có cảm giác như "rung mạnh hoặc run", đánh trống trong lồng ngực, đi kèm với chóng mặt, khó thở, mệt mỏi và thậm chí đau ngực. Khi không được điều trị trong thời gian dài, Afib có thể dẫn đến cục máu đông, đột quỵ, suy tim và các biến chứng liên quan đến tim khác.
Mặc dù đối tượng dễ bị AFib nhất là bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng cuộc sống hiện đại với những bữa tiệc cuối năm liên miên khiến ngày càng nhiều người khỏe mạnh gặp tình trạng này.
Việc uống quá nhiều rượu trong dịp cuối năm có thể làm rối loạn hệ thống điện tim, thay đổi nồng độ chất điện giải trong máu và giải phóng một lượng lớn hormone gây căng thẳng như adrenaline và cortisol.
Thêm vào đó là tình trạng thiếu ngủ, hoạt động làm việc gắng sức để hoàn thành công việc dịp cuối năm và cả việc đi lại tất bật mua sắm nhiều cũng khiến sức khỏe trở nên suy giảm, tạo tiền đề cho tình trạng rối loạn nhịp tim tăng.
"Hầu hết chúng ta không nhận ra mình đang từng bước tiến đến tình trạng nguy hiểm. Một người khỏe mạnh sẽ rời bữa tiệc tổng công ty vào buổi trưa để đến tiệc tất niên toàn thể gia đình vào buổi tối. Cả ngày bạn trong tình trạng say sưa và mệt mỏi", bác sĩ tim mạch Stephen Sinatra, tác giả nhiều cuốn sách y tế, cho biết.
Tình trạng này có thể sẽ kéo dài liên tục từ dịp Giáng sinh cho đến gần hết tháng giêng âm lịch, khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái nguy hiểm: mỡ máu tăng, nguy cơ bị tim mạch ở người khỏe mạnh tăng; bệnh trở nên nặng hơn ở người đã có tiền sử tim mạch; tăng cân, béo phì.
"Tình trạng này còn trở nên đặc biệt nguy hiểm ở những người thường xuyên sử dụng rượu bia trong cả năm. Tất nhiên nếu một người đã có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ, như béo phì hoặc huyết áp cao, thì nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên đáng kể", tiến sĩ Martha Gulati, Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, cho biết.
Cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ mắc hội chứng đau tim dịp lễ là ngừng uống rượu. Trong những trường hợp không thể từ chối thì chỉ nên uống ở mức thấp và luôn giữ cơ thể đủ nước, vì cồn khiến cơ thể nhanh mất nước.
Ngoài ra, cần giữ thói quen tập thể dục hàng ngày và ngủ đủ giấc, đảm bảo tinh thần luôn tỉnh táo không căng thẳng.
Nếu bị đánh trống ngực, khó thở, chóng mặt hoặc cảm thấy nhịp tim quá nhanh, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận