12/11/2023 13:47 GMT+7

Mua hàng online gặp đồ 'dỏm', cơ quan nào bảo vệ người tiêu dùng?

Nhiều quảng cáo hàng hóa của người nổi tiếng sai sự thật, sàn thương mại điện tử tràn ngập hàng dỏm, giao hàng sai, kém chất lượng. Cơ quan nào sẽ bảo vệ người tiêu dùng mua phải hàng 'dỏm'?

Mua hàng online gặp đồ "dỏm", cơ quan nào bảo vệ người tiêu dùng? Trong ảnh: quản lý thị trường đang kiểm tra hàng hóa bánh trung thu có dấu hiệu hàng kém chất lượng - Ảnh: QLTT

Mua hàng online gặp đồ "dỏm", cơ quan nào bảo vệ người tiêu dùng? Trong ảnh: quản lý thị trường đang kiểm tra hàng hóa bánh trung thu có dấu hiệu hàng kém chất lượng - Ảnh: QLTT

Đây là những vấn đề được nhiều cử tri đặt ra trong chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời của TP.HCM diễn ra sáng 12-11 với chủ đề "Công tác quản lý thị trường - bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cá nhân, tổ chức sản xuất trên địa bàn kinh doanh thành phố".

Đặt hàng một nơi, giao hàng một nẻo

Mở đầu chương trình, bà Phan Thị Việt Thu - chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM - cho biết người tiêu dùng mua hàng online đang gặp nhiều khó khăn như mua hàng không đúng, giao hàng sai, kém chất lượng, có tình trạng giao hàng chỉ có vỏ chứ không có ruột. Khi khiếu nại gặp nhiều khó khăn, kéo dài lâu, nên người tiêu dùng nản.

Vấn đề các cơ sở kinh doanh online đăng ký trên sàn, tức có pháp lý nhưng vẫn khó xử lý. Bà Thu đặt câu hỏi vậy tổ chức kinh doanh cung ứng qua sàn thương mại điện tử có trách nhiệm hay không, trách nhiệm tới mức nào? Cơ quan nào sẽ bảo vệ người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, hàng nhái hay thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm?

Cho rằng tình trạng hàng gian, hàng giả của những gian thương đang gây ra thiệt hại kinh tế, phá nát môi trường làm ăn của doanh nghiệp làm ăn chân chính, cử tri Nguyễn Hữu Ngữ (quận Bình Tân) đặt ra loạt vấn đề và đề nghị cơ quan chức năng cần ráo riết xử lý.

Theo đó, ông Ngữ nói rằng tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng phức tạp. Với cách làm của quản lý thị trường, lực lượng mỏng nhưng thực hiện bằng cách chặn xe, vào ngõ hẻm, cửa hàng... để kiểm tra sẽ rất khó khăn. Vấn đề trên thị trường, người tiêu dùng rất khó phân biệt, bởi đâu là sản phẩm chất lượng khi hàng loạt chứng nhận được cấp và có khả năng "đánh tráo".

Để bán sản phẩm, có hiện tượng quảng cáo sản phẩm sai sự thật bởi người nổi tiếng. Ngay cả việc quảng cáo bán hàng trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTokShop..., cơ quan chức năng có biện pháp gì để trích xuất đâu là hàng gian, hàng giả đang kinh doanh trên nền tảng online?

Ngoài ra, nhiều câu hỏi của các cử tri xoay quanh những việc khiếu nại khi gặp sản phẩm lỗi, công ty không bồi thường còn quay ra kiện ngược người tiêu dùng. Người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi của mình.

Tăng cường kiểm tra, đẩy lùi hàng kém chất lượng

Đại diện cơ quan chức năng như Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường TP.HCM, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM giải đáp nhiều vấn đề cử tri đặt câu hỏi.

Ông Nguyễn Nguyên Phương - phó giám đốc Sở Công Thương - cũng nhìn nhận xu hướng mua sắm trên sàn thương mại điện tử ngày càng thuận lợi, các quảng cáo ấn tượng tác động đến người tiêu dùng. Các mặt hàng kinh doanh trên sàn phải cung cấp đầy đủ thông tin và sàn thương mại điện tử phải chịu trách nhiệm liên đới.

Trong trường hợp người tiêu dùng có khiếu nại với sản phẩm liên hệ với cơ quan trên địa bàn: UBND quận huyện, nơi doanh nghiệp cung cấp bán sản phẩm có đăng ký kinh doanh trên địa bàn.

Đồng thời, các cơ quan chức năng người tiêu dùng gửi đơn khiếu nại như Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường.

Ông Nguyễn Tiến Đạt - phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM - khẳng định việc kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường diễn ra thường xuyên, liên tục hàng ngày hàng giờ nhưng việc nhận diện hàng "dỏm" gặp nhiều trở ngại.

Khi căn cứ vào quy định nhãn hiệu sản phẩm, chỉ tiêu, phép kiểm nghiệm mới đủ căn cứ pháp lý làm rõ đâu là hàng giả, hàng gian, hàng kém chất lượng.

Tại chương trình, nhiều cử tri cho rằng công tác quản lý thị trường cần tính toán thêm ứng dụng công nghệ kiểm tra trên không gian mạng, chứ không thể lực lượng quản lý thị trường lên mạng xem livestream, từ đó rà soát thu giữ hàng dỏm...

Nóng về an toàn thực phẩm chợ, bữa ăn công nghiệp

Bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - cho rằng vấn đề an toàn thực phẩm tại chợ và bữa ăn khu công nghiệp rất nóng. Hiện các ủy ban quận huyện đang chỉ đạo để xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên tiểu thương trong chợ cũng lo lắng vì mãi lực hiện rất yếu, lượng khách giảm sâu, lý do vì nhiều người tiêu dùng lo sợ hàng hóa tại chợ không đảm bảo an toàn thực phẩm, chợ bẩn, cơ sở vật chất xuống cấp.

Ngoài ra, để đảm bảo bữa ăn công nhân cũng rất quan trọng giá tiền, nếu chọn thực phẩm rẻ sẽ khó đảm bảo nguồn gốc.

Hàng lậu, ma túy căng thẳng ở đường hàng không

Ông Nguyễn Văn Ổn - phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM - cho biết Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất nước, sản lượng khách hàng và hàng hóa xuất nhập khẩu rất nhiều. Nhức nhối hiện nay là tình trạng buôn lậu và ma túy.

Hải quan đã bắt giữ khoảng 500 vụ việc gian lận, buôn lậu. Nhận định sắp tới Tết, việc buôn bán hàng gian lận qua đường hàng không, bưu chính chuyển phát sẽ diễn biến phức tạp.

Quản lý thị trường TP.HCM giám sát buôn bán gạo ở chợ, trung tâm thương mạiQuản lý thị trường TP.HCM giám sát buôn bán gạo ở chợ, trung tâm thương mại

Đây là những nội dung Cục Quản lý thị trường TP.HCM tăng cường kiểm tra giám sát tình hình giá gạo ở các cơ sở kinh doanh buôn bán gạo tại chợ, kho, trung tâm thương mại... để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng.



Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp