Phóng to |
Một dự án nhà giá thấp của Công ty TNHH thương mại Him Lan tại quận 8, TP.HCM. Ảnh: P.P.H. |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Theo qui định, căn hộ tái định cư phải là căn hộ hoàn chỉnh, người dân có thể ở ngay. Với nền đất phải xong hạ tầng kỹ thuật, hoàn chỉnh thủ tục pháp lý về qui hoạch, sử dụng đất.
"Hàng" phải chất lượng
TP cũng nhấn mạnh dự án phải đảm bảo chất lượng. Một trong những điều kiện bắt buộc là việc mua quĩ nhà, đất tái định cư phải được thông báo công khai trên các báo để các DN đủ điều kiện tham gia, cung ứng "hàng". Giá mua, bán căn hộ nền đất sẽ do quận huyện quyết định, sau khi tham khảo từ các đơn vị chào bán, đơn vị thẩm định giá.
Do giá đất để tính bồi thường đã được xác định phù hợp với giá thị trường nên giá bán căn hộ, nền đất cũng áp dụng theo hình thức này. Chủ đầu tư dự án bồi thường không phải bù tiền chênh lệch giá khi bố trí tái định cư và cũng không hỗ trợ về đất ở khi người dân tự lo nơi ở mới như các dự án trước đây.
Về phương thức mua, TP qui định: sau khi đã có giá mua căn hộ chung cư, nền đất, bên mua sẽ thanh toán 50% giá trị hợp đồng; sau khi bàn giao căn hộ, nền đất chậm nhất trong một tháng sẽ thanh toán tiếp 40%. Đối với nền đất sau khi giao giấy chứng nhận trong vòng một tháng thanh toán hết 10% còn lại. Riêng với chung cư, khi bên bán bàn giao giấy chủ quyền thì thanh toán tiếp 5%, 5% còn lại sẽ được gửi vào ngân hàng để bảo hành công trình theo qui định. Tiền bảo hành được tính lãi suất có kỳ hạn. Hết bảo hành, bên bán sẽ được nhận số tiền và lãi ngân hàng.
Một cán bộ Sở Tài chính cho biết có hai phương thức: sau khi công bố phương án đền bù nếu người dân nhận tiền sẽ được chi trả ngay; trường hợp muốn tái định cư thì số tiền đền bù sẽ giữ lại để mua căn hộ, nền đất. Nếu giá mua căn hộ lớn hơn số tiền đền bù thì người dân phải trả thêm tiền. Ngược lại, giá mua căn hộ ít hơn tiền đền bù, người dân sẽ được nhận lại phần chênh lệch.
Cũng theo cán bộ này, các quận huyện phải dự báo nhu cầu tái định cư bằng nền đất hoặc căn hộ của các hộ dân. Sau khi giải tỏa, người dân phải được giao ngay căn hộ, nền đất để xây nhà.
Chặt chẽ hơn cho dân
Bán theo giá mua Người dân thắc mắc khi các quận huyện làm trung gian, liệu giá căn hộ, nền đất có bị "cơi" thêm? Theo các quận huyện, giá bán đúng như giá mua. Phần chi phí thẩm định giá hoặc các công tác liên quan sẽ được tính vào kinh phí hỗ trợ bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án. Người dân không phải chịu chi phí này. |
Tuy nhiên các quận huyện cũng lưu ý phương thức trên chỉ áp dụng đối với các dự án do Nhà nước thu hồi đất. Những dự án kinh doanh vẫn theo nguyên tắc: chủ đầu tư tự thỏa thuận giá đền bù và tự tìm nhà tái định cư.
Điều quan tâm của DN là đầu ra của sản phẩm sẽ được "bao tiêu" và thu hồi vốn trong thời gian ngắn thay vì hình thức góp vốn làm nhiều đợt như các dự án hiện nay. Giám đốc một công ty kinh doanh địa ốc cho rằng không lo thiếu vốn đầu tư. Nguồn vốn này có thể ứng trước từ quận huyện. Mặt khác khi được duyệt qui hoạch, cấp phép xây dựng thì DN có thể chào hàng với các quận huyện. Và hợp đồng ký kết giữa hai bên là điều kiện để chủ đầu tư thế chấp các ngân hàng, vay vốn làm dự án.
Căn hộ... ít người Trong lĩnh vực nhà ở - căn hộ, qui định hiện quá máy móc cứ 4 người/căn hộ, dù diện tích từ 45m2 cho đến 200-300m2. Như vậy chúng ta đã bỏ quên một nhóm người: độc thân, sinh viên, thanh niên khởi nghiệp, mới lập gia đình và người già. Những người này không cần diện tích ở nhiều và họ cũng không đủ tiền mua căn hộ 60-70m2. Với qui chế trả góp khoảng 3 triệu đồng/tháng, nhóm người này có thể tiết kiệm tiêu xài để khoảng 5-10 năm sau sẽ làm chủ được căn hộ thay vì phải thuê phòng suốt đời. Vì thế chính quyền phải ban hành qui định căn hộ 1-2 người với diện tích 30-50m2 có một hoặc không có phòng ngủ (như ở trọ, một phòng dùng chung để tiếp khách, bếp, ăn và ngủ), giá từ 250-400 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp địa ốc chắc chắn sẽ tham gia chương trình này, thay vì đầu tư 1.000 căn hộ bốn người thì lại chọn 1.000 căn 1-2 người và 500 căn bốn người, thế là xã hội lại tăng thêm 500 căn hộ nữa... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận