19/10/2022 19:58 GMT+7

Mưa 600mm/6 tiếng thuộc tần suất 500 năm xuất hiện 1 lần, ứng phó được không?

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Rất nhiều bài học cần được rút ra nghiêm túc sau đợt mưa tại Đà Nẵng. Tuy nhiên nhiều người trong cuộc cho rằng dù đã theo dõi kỹ thông tin thời tiết nhưng rất mơ hồ vì không thể hình dung được mức độ ngập lũ dựa vào thông số dự báo lượng mưa.

Mưa 600mm/6 tiếng thuộc tần suất 500 năm xuất hiện 1 lần, ứng phó được không? - Ảnh 1.

TS Nguyễn Ngọc Huy - Ảnh: NVCC.

Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với TS NGUYỄN NGỌC HUY - chuyên gia về giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, người được cộng đồng biết đến với biệt danh "cánh chim báo bão", chủ trang Facebook gần nửa triệu lượt theo dõi "Huy Nguyễn".

Ông nhận định như thế nào về đợt mưa lũ vừa qua tại TP Đà Nẵng?

Khoảng thời gian mưa tại Đà Nẵng gây ra trận ngập lụt kinh hoàng là từ 15h đến 21h ngày 14-10 với lượng mưa duy trì liên tục trong 6 tiếng. Cá biệt, lượng mưa cao nhất ghi nhận ở trạm Suối Đá, Sơn Trà là 637mm trong 6 tiếng. Trung bình khoảng 100mm trong 1 tiếng.

Mưa 600mm/6 tiếng thuộc tần suất 500 năm xuất hiện 1 lần, ứng phó được không? - Ảnh 2.

Người ở trọ trên đường Mẹ Suốt, Đà Nẵng nháo nhào chạy lũ trong đêm 14-10 - Ảnh: B.D.

Hình thái mưa 600mm/6 tiếng liên tục thì thuộc tần suất 500 năm mới xuất hiện 1 lần (xác suất xảy ra khoảng 0,2% mỗi năm).

Liệu đợt mưa "lịch sử" như vừa rồi có tiếp tục lặp lại khi mà diễn biến thời tiết ngày càng khó lường?

Khi nghiên cứu xu hướng lượng mưa lịch sử gia tăng hay không thì người ta dựa vào hai yếu tố. Đó là xu hướng lặp lại của các trận mưa cực đoan trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây để so sánh với quá khứ. Qua theo dõi chúng ta thấy số lượng này xuất hiện thường xuyên hơn, và lượng mưa cũng lớn hơn so với trước. Như vậy cả về tần suất lẫn mức độ đều có sự gia tăng.

Mưa 600mm/6 tiếng thuộc tần suất 500 năm xuất hiện 1 lần, ứng phó được không? - Ảnh 3.

Một người dân ở tổ 29, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu (Đà Nẵng) khá bình tĩnh khi nước lên chưa lớn, nhưng chỉ vài tiếng sau nước đã lút nóc nhà - Ảnh: B.D.

Làm sao để hạn chế các rủi ro trước các đợt thiên tai?

Chúng ta chỉ có thể hạn chế các rủi ro bằng cách tăng không gian cho nước bằng hồ chứa, hạn chế phát triển đô thị kiểu be bờ xung quanh bờ biển, hạn chế lấn sông và hãy dành không gian mặt thoáng cho nước tự chảy. Bằng cách đó sẽ giảm áp lực cho các hạ tầng thoát nước cho đô thị.

Ở nông thôn, chúng ta hạn chế bê tông hóa mảnh vườn hoặc mảng sân nhà mình. Các trường học, các công sở không nên bít kín bằng bê tông, vừa nóng vừa không thấm nước.

Mặt khác người dân cần sẵn tâm thế để sơ tán đồ đạc, nắm bắt kỹ thông tin dự báo thay vì cố gắng để bơm nước ra ngoài hoặc tìm giải pháp chống ngập.

Gần như người dân Đà Nẵng đã bàng hoàng vì không nghĩ mưa gây ngập kinh khủng như thế. Dù họ có đầy đủ thông tin nhưng dường như mọi thứ chỉ rất chung chung, số liệu không cụ thể hóa để dân hình dung ra được?

Đúng! Cái quan trọng nhất đó là phải cảnh báo thiên tai tới từng người dân để làm sao mỗi người dân tự nhận ra được rủi ro sẽ xảy đến.

Mưa 600mm/6 tiếng thuộc tần suất 500 năm xuất hiện 1 lần, ứng phó được không? - Ảnh 4.

Người dân Đà Nẵng được sửa xe ngập lũ miễn phí từ các thợ tình nguyện quê Quảng Nam - Ảnh: B.D.

Ví dụ người dân trước khi mưa sẽ nhận được thông tin là lượng mưa 500 - 600mm/ngày đến với Đà Nẵng thì cái quan trọng nhất là cộng đồng phải được giải thích cặn kẽ với lượng mưa đó thì sẽ "to" cỡ nào để sơ tán đồ đạc, họ sẽ ở đâu để an toàn.

Về khoa học cảnh báo, dự báo trong tương lai thì chúng ta phải nhanh chóng xác định được mức lũ, trong chuyên môn gọi là "vết lũ". Vết lũ lịch sử sẽ là một cơ sở để đưa ra các phân tích lượng mưa trong tương lai đạt ở mức bao nhiêu, vết lũ đó sẽ được xây dựng từ cộng đồng địa phương.

Quá trình đó họ sẽ ghi nhận trong trí nhớ, suy nghĩ rằng với cảnh báo lượng mưa bao nhiêu thì nhà của họ sẽ bị ngập bao nhiêu. Điều này sẽ thay đổi quan điểm ứng phó và giúp chủ động, hạn chế tối đa thiệt hại như vừa qua tại Đà Nẵng.

Hơn 600 ngôi mộ bị vùi lấp do sạt lở, Ban nghĩa trang Đà Nẵng tính phương án thờ chung Hơn 600 ngôi mộ bị vùi lấp do sạt lở, Ban nghĩa trang Đà Nẵng tính phương án thờ chung Hai đường bay thẳng từ Đà Nẵng đến New Delhi, Mumbai chính thức hoạt động Hai đường bay thẳng từ Đà Nẵng đến New Delhi, Mumbai chính thức hoạt động Đồ hư hỏng thành rác chất đống trong khu vực ngập sâu nhất Đà Nẵng Đồ hư hỏng thành rác chất đống trong khu vực ngập sâu nhất Đà Nẵng
THÁI BÁ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp