Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, Công ty Duyên Lành đang sản xuất MBH mang nhãn hiệu Đông Dương Helmet gồm các kiểu như Yamaha, Milan, Jpatex dán tem CR của Công ty Đông Dương ghi địa chỉ tại số 224 Chiến Lược, Q.Bình Tân. Tuy nhiên, cơ quan chức năng khẳng định Công ty Đông Dương chỉ là công ty “ma”. QLTT phát hiện khoảng 20kg tem nhãn giả mạo, trong đó hơn 5kg tem CR mang tên Công ty Đông Dương.
Đặc biệt, khi cán bộ Cục QLTT đặt câu hỏi vì sao làm MBH giả lại được tham gia đổi mũ trợ giá, chủ Công ty Duyên Lành cho biết việc tham gia đổi mũ được Ban An toàn giao thông TP kiểm tra mẫu mũ và chứng nhận đủ tiêu chuẩn nên mới tham gia chương trình đổi MBH trợ giá!
“Nhựa đen tái chế hoàn toàn không được phép dùng để sản xuất MBH do sản phẩm không thể chịu được tác động va đập, đâm xuyên. Một cơ sở sản xuất được chứng nhận hợp quy nhưng làm ăn bát nháo, thông tin nhãn hàng hóa mập mờ, sai phạm. Chúng tôi sẽ phối hợp với cảnh sát kinh tế truy cứu rõ trách nhiệm của đơn vị này” - ông Trần Hùng, cục phó Cục QLTT, cho hay.
Ngay sau đó, QLTT quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với các sản phẩm vi phạm. Đồng thời đề nghị Ban An toàn giao thông TP.HCM không cho tham gia chương trình đổi MBH trợ giá của Công ty Đại Việt (đơn vị đại diện phân phối sản phẩm MBH của Công ty Duyên Lành khi tham gia chương trình đổi mũ).
Chiều 19-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Quốc Hùng - ủy viên thường trực Ban An toàn giao thông TP.HCM - cho biết đơn vị có nghe thông tin cơ quan chức năng kiểm tra Công ty Duyên Lành. “Chúng tôi sẽ buộc đơn vị không được tiếp tục tham gia chương trình đổi mũ khi xác định các sai phạm” - ông Hùng khẳng định. Vẫn theo ông Hùng, hiện Công ty Á Long (một trong tám đơn vị tham gia đổi MBH trợ giá) đã có văn bản tạm ngưng đổi MBH với lý do chưa sắp xếp được nhân sự tại các điểm đổi mũ.
Được biết, mới đây sản phẩm MBH của Công ty Á Long bị phát hiện kém chất lượng khi tham gia đổi mũ tại Lào Cai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận