Phóng to |
Ông giám đốc với 21 năm trời đương chức ấy giờ vẫn làm việc 13-14 tiếng, thậm chí 17-18 tiếng một ngày, lúc thì lặn vô rừng, lúc thức trắng trong phòng thí nghiệm. “Công việc này không tính được bằng giờ. Cây cối sinh trưởng cũng đâu có... ngừng lại để... ngủ, nên chăm cây như có con nhỏ vậy, theo nó từng thời điểm một trong ngày, lúc nào cây cho tinh dầu nhiều nhất, hoa lúc nào cho mùi thơm ngào ngạt nhất...
Có như vậy mới đưa ra được những số liệu chính xác và cũng có như vậy con cháu mình ngày sau mới không bị lạc hậu bởi cách làm khoa học ngồi một chỗ mà phán”... Ông đang đầu tư cho một vườn thực vật thiên nhiên với tham vọng biến nơi đây thành nơi qui tụ các giống cây của khu vực Đồng Tháp Mười và đồng bằng sông Cửu Long, để định danh chính xác các loài động thực vật góp phần giảng dạy cho học sinh sinh viên.
Phóng to |
Chim trời ở khu bảo tồn giữa Đồng Tháp Mười |
Một vườn nghiên cứu lai tạo giống mới từ cây tràm Úc cũng đang hình thành và quả thật thiên nhiên kỳ diệu, chỉ với một cành tràm nhỏ mỏng manh như cây cỏ non cặm vào đất, một bộ rễ đã ra đời...
Từ cái lều đầu tiên được cắm xuống mảnh đất hoang vu giữa vùng trũng Đồng Tháp Mười mênh mông ngày trước, bây giờ ngoài một khu bảo tồn nguyên sinh khiến nhiều nhà khoa học trên thế giới phải bái phục, ở đây còn có văn phòng, nhà hàng, khu nghỉ, một hệ thống phòng thí nghiệm tầm cỡ, các nhà máy sản xuất, các khu nghiên cứu giống nông nghiệp, lâm nghiệp, các khu nghiên cứu chế biến thủy sản, chăn nuôi...
Trạm chế biến tinh dầu ọp ẹp ngày trước giờ đã là trung tâm nghiên cứu bảo tồn có tầm cỡ, thường xuyên nhận được đơn đặt hàng của các công ty, xí nghiệp dược và nhiều doanh nghiệp có liên quan khác kể cả thực phẩm.
Một qui trình được nghiên cứu suốt sáu năm trời đang chờ triển khai thực hiện: những con cá khô Đồng Tháp Mười nhìn ngon mắt hơn cả hàng bày bán ở những siêu thị ở nước ngoài và đặc biệt không bị mùi tanh đặc trưng, nướng ăn thì thơm lừng: “Phải có một định hướng lâu dài cho Đồng Tháp Mười và phải tạo thương hiệu cho nó. Tôi muốn làm ra một thương hiệu cá khô cho Đồng Tháp Mười và còn nhiều thứ như vậy nữa.
Tất cả những gì tôi đã làm được ở cánh đồng hoang này sẽ được chuyển giao hết cho người dân. Mình phải đứng sau người dân để giúp họ về mặt kỹ thuật để làm kinh tế, chỉ có với mô hình này mới có thể hướng người lao động ở đây tự lực cánh sinh, có đầu ra đầu vào. Họ phải tự đi được trên đôi chân của mình, có cuộc sống ấm no thì mới góp tay cùng mình giữ rừng, bảo vệ thiên nhiên, nếu không thì chim trời cá nước mình làm sao ngăn nổi”...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận