Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, thông tin về công tác cứu hộ cứu nạn tàu cá Bình Định - Ảnh: CHÍ TUỆ
Thông tin này được thượng tá Nguyễn Đình Hưng, phó trưởng phòng cứu hộ cứu nạn (Bộ tư lệnh Biên phòng) cho biết tại cuộc họp ứng phó với bão số 8 diễn ra chiều 23-10.
Theo ông Hưng, đến 11h trưa 23-10, còn 4 tàu /31 ngư dân nằm trong vùng nguy hiểm. Trong đó, có 1 tàu/11 người dự kiến neo đậu trên đảo Đá Lồi (Hoàng Sa), 2 tàu/15 ngư dân đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, khả năng 6h chiều thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Riêng tàu Bình Định 9716 có 5 ngư dân, sáng nay bị sự cố hỏng máy, đang thả phao xin cứu hộ khẩn cấp. Bộ đội biên phòng đã báo cáo Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) để hỗ trợ.
Theo ông Hưng, ngày 21-10, lực lượng biên phòng đã thông báo, cử người xuống cảnh báo, yêu cầu tàu bè di chuyển thoát khỏi vùng nguy hiểm nhưng chủ tàu vẫn hoạt động nên dẫn tới sự cố rất nguy hiểm trên.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cho biết tàu cá Bình Định cùng 5 ngư dân đang gặp nạn ở khu vực Đông Bắc cách đảo Linh Côn khoảng 90 hải lý, tàu đang nằm trong tâm bão.
"Sau 10h20, nhận được thông tin thì lúc 10h30, chúng tôi đã có văn bản đề nghị cục lãnh sự Bộ Ngoại giao thông báo cho đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để triển khai các biện pháp cứu hộ tàu cá trên.
Đồng thời, đề nghị trung tâm tìm kiếm cứu hộ hàng hải Việt Nam và phía Trung Quốc triển khai các biện pháp để cứu hộ cứu nạn. Hiện nay, cục lãnh sự Bộ Ngoại giao và Trung tâm tìm kiếm hàng hải Việt Nam đã có ý kiến với phía Trung Quốc, hiện chưa có ý kiến phản hồi. Khó nhất, nằm trong khu vực tâm bão, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn không thể cơ động ra được khu vực tâm bão.
Khi bão đi qua, tàu cảnh sát biển tiếp tục vào khu vực này để tìm kiếm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận