06/01/2024 17:26 GMT+7

Một số nhà đầu tư muốn tham gia cơ cấu lại Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư, để khẩn trương trình Chính phủ phương án cơ cấu lại SCB theo quy định.

Tìm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB - Ảnh: Q.Đ.

Tìm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB - Ảnh: Q.Đ.

Báo cáo gửi tới cuộc họp Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay giai đoạn 2021 - 2023, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai quyết liệt việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.

Đồng thời hoàn thiện thể chế phù hợp với nguyên tắc thị trường, cơ chế chính sách, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, từng bước phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Nhiều chính sách được ban hành trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đã tạo hành lang pháp lý điều hành chính sách tiền tệ, xử lý nợ xấu, khắc phục và xử lý tình trạng sở hữu chéo, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của ngân hàng thương mại, hoạt động ngân hàng số, chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt.

Đến nay, sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được đảm bảo.

Về cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống, bộ dẫn ra báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết đang tiếp tục chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

Các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong các hệ thống tín dụng cả về quy mô vốn tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu.

Đặc biệt nỗ lực tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro…; đẩy mạnh cơ cấu lại mạng lưới kênh phân phối, trong đó ưu tiên phục vụ khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Nhà nước đánh giá về cơ bản các ngân hàng thương mại cổ phần đều đang tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện trên các mặt về tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

Với các ngân hàng, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc với 4 ngân hàng kiểm soát đặc biệt CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank.

Hiện cơ quan chức năng đang chuẩn bị phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.

Riêng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), từ báo cáo và đánh giá tổng thể thực trạng, đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo Thủ tướng về chủ trương xử lý SCB.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để khẩn trương trình Chính phủ phương án cơ cấu lại SCB theo quy định.

Ngân hàng Nhà nước đang tìm nhà đầu tư để cơ cấu lại SCBNgân hàng Nhà nước đang tìm nhà đầu tư để cơ cấu lại SCB

Chính phủ vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội, giám sát chuyên đề, chất vấn trong lĩnh vực ngân hàng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp