Cùng với động thái này, cơ quan điều tra Nhật Bản đã tới một số Văn phòng VNA tại sân bay Narita, Osaka, Nagoya và Fukoka để làm việc và yêu cầu hợp tác điều tra.
Phát biểu với báo giới, cảnh sát Nhật nói Hợp bị phát hiện đang tìm cách mang 30 món hàng, trong đó có nhiều loại mỹ phẩm, đến sân bay Kansai ở miền tây Nhật Bản vào tháng 7-2008. Anh ta muốn chuyển hàng về Việt Nam trên chuyến bay của mình. Các món hàng này được cho là đã bị một nhóm người Việt đánh cắp từ các cửa hàng. Các nhà điều tra nói Hợp phủ nhận các cáo buộc và nói anh không biết số hàng này là hàng bị đánh cắp. |
Theo ông Trịnh Ngọc Thành - phát ngôn viên của VNA, lãnh đạo hãng hàng không này sẽ kiên quyết và dứt khoát xử lý nghiêm khắc, không bao che đối với các cán bộ, nhân viên liên quan nếu kết quả điều tra của nhà chức trách có thẩm quyền Nhật Bản và Việt Nam khách quan cho thấy họ vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ uy tín hình ảnh của ngành hàng không Việt Nam. Các cá nhân sai phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo đúng mức độ vi phạm.
Đây không phải là lần đầu tiên phi công của VNA bị bắt giữ ở nước ngoài vì liên quan đến việc chuyển tiền, hàng phi pháp.
Vào tháng 4-2008, VNA đã buộc thôi việc một phi công bị nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy tại Australia. Trước đó, phi công Trần Đình Đan của hãng này cũng bị cơ quan an ninh Australia bắt tại sân bay và bị tòa án Australia kết án vì tội đã vận chuyển trái phép tổng cộng 6,5 triệu đôla Australia về Việt Nam. Vào tháng 5-2008, một nam tiếp viên của VNA trên chuyến bay VN950 từ TPHCM đi Tokyo cũng đã bị nhà chức trách tại Nhật Bản bắt giữ vì chuyển nhiều tiền và hàng hóa bất hợp pháp từ Nhật Bản về.
Thêm một phi công Vietnam Airlines bị bắt tại ÚcKhởi tố một phi công Vietnam Airlines 14-6: xét xử phi công Vietnam Airlines Hai phi công Vietnam Airlines bị bắt giữ ở nước ngoài
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận