Sau một năm vận hành, "siêu cống" Cái Lớn - Cái Bé đã mang lại lợi ích gì và gây ra những tác động không mong muốn nào cho các địa phương trong vùng dự án?

Tháng 3-2022, công trình "siêu cống" Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 chính thức được đưa vào vận hành, trong đó cống Cái Bé đã vận hành tạm trước đó một năm.

Với tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng, "siêu cống" sẽ cùng các công trình liên quan kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên hơn 384.000ha thuộc các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Trong đó hơn 346.000ha là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 1.
Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 2.

Báo cáo quá trình vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang - nơi đặt hệ thống tại huyện Châu Thành và huyện An Biên - cho biết theo dõi thực tế tình hình, thời vụ sản xuất của các địa phương trong vùng dự án từ khi vận hành đến nay vẫn ổn định, không thay đổi nhiều so với trước.

Ngoài ra, tỉnh chưa ghi nhận có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong khu vực vùng dự án do thời gian đưa vào vận hành, khai thác hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé chưa lâu (hơn 17 tháng).

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 3.

Độ mặn và các chỉ số khác của nước, môi trường được đo và gửi về hệ thống giám sát, cán bộ quản lý, vận hành cống thường xuyên theo dõi để phục vụ vận hành cống và phối hợp các địa phương trong vùng dự án

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 4.

Ông Lê Hữu Toàn - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang - cho biết "siêu cống" Cái Lớn - Cái Bé đã mang lại hiệu quả cao về điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Đặc biệt, từ mùa khô năm 2021 đến nay, khu vực thượng lưu cống Cái Lớn, Cái Bé trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang không phải đắp đập tạm để kiểm soát mặn, tiết kiệm hàng chục tỉ đồng và các vùng sản xuất lúa không bị ảnh hưởng bởi hạn mặn.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 5.

Cán bộ trực quản lý, vận hành quan sát toàn bộ hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé qua hệ thống camera có độ phân giải rất cao

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 6.

Ngoài những mặt đạt được, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết sau khi hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé hoàn thành và được giao Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Miền Nam quản lý vận hành, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh cũng có mặt bất cập.

Theo đó, công trình đã góp phần kiểm soát được sự xâm nhập mặn từ Biển Tây thời điểm đầu tháng 3 dương lịch hằng năm; tăng cường nguồn nước ngọt sông Hậu về các vùng giữ ngọt, nhất là khu vực phía bắc trục kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang.

Góp phần giải quyết tình trạng ngập úng, khô hạn do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu vùng bắc quốc lộ 1 của tỉnh Bạc Liêu (mở rộng thêm khả năng tiêu úng vào mùa mưa về hướng Biển Tây - Kiên Giang), đồng thời tạo thêm cơ sở hạ tầng thủy lợi để từng bước khép kín các tiểu vùng sản xuất tại vùng bắc quốc lộ 1 của tỉnh Bạc Liêu.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 7.

Một con đường giao thông thuộc dự án được làm đồng thời với quá trình xây dựng 2 “siêu cống” Cái Lớn - Cái Bé đang trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cũng chỉ ra mặt hạn chế là từ mùa khô năm 2021 đến nay, công tác điều tiết nước mặn phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh gặp những khó khăn mới phát sinh.

Theo đó, việc vận hành đóng mở các cửa cống Cái Lớn - Cái Bé tạm thời trong thời gian qua (chỉ vận hành tối đa 9/11 cửa cống, riêng trong tháng 2-2023 chỉ vận hành 7/11 cửa cống) chưa cắt được các đợt triều cường Biển Tây về địa bàn tỉnh.

Các đợt triều cường Biển Tây vẫn tác động vào khu vực phía bắc huyện Hồng Dân theo xu hướng mất đỉnh triều mặn, tăng đỉnh triều ngọt, kết hợp nguồn nước ngọt chảy về từ sông Hậu nên từ mùa khô năm 2021 đến nay, khu vực bắc huyện Hồng Dân (khoảng 5.000ha) đang diễn biến theo hướng ngọt hóa dần, gây khó khăn cho nuôi trồng thủy sản từ tháng 2 dương lịch hằng năm.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Hữu Điền (người dân nuôi tôm ở xã Hòa Chánh, U Minh Thượng, Kiên Giang) cho biết ông có 8ha đất ruộng để nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Những ngày qua giá tôm thương phẩm dao động 95.000 - 120.000 đồng/kg (tùy loại tôm). Với giá này, ông Điền và người dân nuôi tôm ở xã Hòa Chánh vẫn mang về thu nhập hấp dẫn, cao gấp đôi ba lần so với trồng lúa

"Do đó, dù tỉnh Bạc Liêu đã mở hết công suất hệ thống cống dọc quốc lộ 1 (các cống thuộc vùng mặn) để điều tiết nước mặn triều Biển Đông vào phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản ở tiểu vùng chuyển đổi sản xuất thuộc vùng quốc lộ 1 nhưng độ mặn ở khu vực phía bắc huyện Hồng Dân vẫn chưa được đảm bảo.

Đến cuối tháng 2-2023, trên địa bàn phía bắc huyện vẫn còn khoảng 1.500ha nuôi trồng thủy sản có độ mặn chỉ đạt 2 - 3‰, chưa đáp ứng độ mặn để thả giống nuôi tôm.

Trong bối cảnh hệ thống Cái Lớn - Cái Bé làm hạn chế nguồn nước mặn do triều Biển Tây đưa về cho các tiểu vùng vẫn còn nuôi trồng thủy sản nằm trong vùng dự án của các tỉnh, và để tìm cách bổ sung nguồn nước mặn cho khu vực, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tính toán phương án giao Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Miền Nam trực tiếp quản lý, vận hành cống Cà Mau nằm cuối trục kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (thuộc địa bàn tỉnh Cà Mau) để trực tiếp điều tiết thêm lượng nước mặn từ Cà Mau về các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang qua trục kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 9.

Trong khi đó, theo Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Miền Nam, vùng hưởng lợi của hai hệ thống Cái Lớn - Cái Bé và Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc các huyện Long Mỹ (Hậu Giang), huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) và huyện Gò Quao (Kiên Giang) nhu cầu dùng nước (ngọt, mặn) vào mùa khô hằng năm thường mâu thuẫn nhau.

Nếu đưa mặn vào đảm bảo cho nuôi tôm nước lợ cho Hồng Dân và Gò Quao thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của Long Mỹ, Hậu Giang và nguy cơ mặn xâm nhập sâu lên thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng (theo rạch Xẻo Chít). Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, trao đổi trong công tác vận hành các công trình do các địa phương quản lý thuộc hệ thống.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 10.

Ông Đoàn Thanh Tân (xã Tây Yên A, huyện An Biên) đo nồng độ mặn ở kênh đưa nước vào nuôi vụ tôm trên nền đất lúa

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 11.


Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 12.

Nhằm đón đầu, tỉnh Hậu Giang đã triển khai dự án xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn - Cái Bé. Huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh là hai địa phương được chọn để triển khai thí điểm 4 mô hình sinh kế: lúa - tôm; lúa - rau màu; khóm - thủy sản và trồng mãng cầu xiêm.

Mỗi mô hình thí điểm là một hướng đi mới, sinh kế mới cho người nông dân ở vùng ven. Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, các mô hình sinh kế bước đầu mang lại hiệu quả cho người dân như tăng năng suất, tăng thu nhập, đồng thời giúp nông dân chủ động trong sản xuất, nhất là các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng hạn, mặn.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 13.

Năm 2022, người dân ở xã Hòa Chánh, huyện U Minh Thượng nuôi tôm nước lợ trên diện tích 1.485ha, sản lượng đạt khoảng 1.143 tấn

Ông Trần Thanh Toàn - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang - cho biết việc vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé kết hợp hệ thống đê bao Ô Môn - Xà No cùng với hệ thống đê ngăn mặn thành phố Vị Thanh - Long Mỹ để điều tiết nguồn nước đã cơ bản đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của dự án là đảm bảo ổn định nguồn nước, phục vụ tốt cho các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt - lợ.

Từ mùa khô năm 2021 đến nay, huyện Long Mỹ không phải đắp nhiều đập tạm để kiểm soát mặn, tiết kiệm hàng chục tỉ đồng, vừa giảm ô nhiễm môi trường vừa không ảnh hưởng đến giao thông thủy do việc đắp đập tạm gây ra.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 14.

Có cống Cái Lớn - Cái Bé kiểm soát nguồn nước mặn tốt, vụ lúa đông xuân 2022-2023 của người dân Kiên Giang không bị xâm hại và trúng mùa

Từ khi cống Cái Lớn, Cái Bé đưa vào vận hành, khai thác, vùng sản xuất tại khu vực này cũng chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn. Chỉ số độ mặn đã được kiểm soát hiệu quả theo từng thời điểm để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên theo ông Toàn, việc vận hành đáp ứng nhu cầu sản xuất đa mục tiêu ngọt - mặn - lợ nên phát sinh những khó khăn, bất cập là điều không tránh khỏi do hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đang vận hành tạm thời.

"Nên có quy chế phối hợp trong công tác quản lý vận hành, khai thác hệ thống công trình giữa địa phương với đơn vị khai thác và các đơn vị liên quan" - ông Toàn kiến nghị.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 15.

Trong và sau Tết cổ truyền dân tộc, nước mặn thường xâm nhập bất ngờ nhưng nhờ có cống Cái Lớn - Cái Bé và hệ thống đê đập tốt, người dân ở huyện Hòn Đất thắng lớn mùa kiệu Tết

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 16.
Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 17.

Ông Lê Hữu Toàn - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang - cho biết hiện Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Miền Nam đã phối hợp các sở, địa phương trong vùng dự án xây dựng kế hoạch vận hành cụm cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô hằng tháng.

Kế hoạch vận hành hệ thống cống sẽ được địa phương thông tin rộng rãi. Các đơn vị vận hành cống sẽ linh hoạt điều chỉnh kế hoạch vận hành cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 18.

Bên trong vùng dự án của “siêu cống” Cái Lớn. Vùng dự án rộng tới 384.000ha trải qua nhiều tỉnh như Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang

Để tránh nguy cơ xung đột giữa các mô hình kinh tế ngọt - lợ - mặn của người dân trong vùng dự án, các cơ quan chuyên môn và các địa phương tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình thực tế, đề xuất giải pháp. Khuyến cáo đến từng hộ dân tuân thủ lịch thời vụ sản xuất để tránh xung đột nhu cầu sử dụng nước trong cùng thời điểm, góp phần bảo vệ mùa màng của người dân.

Theo ông Toàn, bên cạnh hiệu quả, hiện ở vùng thượng lưu cống Cái Lớn, Cái Bé, hệ thống thủy lợi nội đồng, nhất là hệ thống công trình phân ranh giữa các tiểu vùng sinh thái (mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên, ngọt) ở địa phương chưa đồng bộ, khép kín nên còn gặp khó trong việc kiểm soát nguồn nước.

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 19.

Có cống Cái Lớn - Cái Bé kết hợp hệ thống đập ngăn mặn, người dân ở huyện Giồng Riềng yên tâm trồng rau màu trên nền đất lúa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt phương án chống ngập hạ lưu sông Cái Lớn - Cái Bé gồm xây dựng 4 cống (huyện Châu Thành 1 cống; huyện An Biên 3 cống) và 26,77km đê bao.

Ngoài ra, để giải quyết các vấn đề trên, UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị cần nghiên cứu, đề xuất triển khai giai đoạn 2 của dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé để đồng bộ, kiểm soát nguồn nước cho toàn vùng dự án.

Xem xét đầu tư dự án hệ thống kiểm soát mặn hạ lưu sông Cái Lớn (gồm 10 cống từ cống Xẻo Rô đến đê Biển Tây trên địa bàn tỉnh Kiên Giang) để đảm bảo đồng bộ, phát huy hơn nữa hiệu quả hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé.

Đặc biệt, cần điều chỉnh, ban hành chính thức quy trình vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé trong thời gian tới (hiện hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé vận hành theo quy trình tạm).

Một năm miền Tây chính thức vận hành siêu cống - Ảnh 20.
CHÍ QUỐC - CHÍ CÔNG - LÊ DÂN
CHÍ QUỐC - CHÍ CÔNG
NGỌC THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp