17/01/2023 07:49 GMT+7

Một năm dù bộn bề cũng ráng về nhà đón giao thừa với mẹ cha

Khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng, ba mẹ con chẳng ai bảo ai cùng hướng mắt ra phía cổng. Chúng tôi cùng đợi cha về… Đó là đêm giao thừa duy nhất không có cha ở cạnh.

Một năm dù bộn bề cũng ráng về nhà đón giao thừa với mẹ cha - Ảnh 1.

Hạnh phúc của mẹ cha là nhìn thấy những người con xa xứ về đoàn viên trong khoảnh khắc giao thừa - Ảnh minh họa: THANH AN

Cha làm bảo vệ ở công trường. 
Tết năm ấy, cha nhận nhiệm vụ ở lại trực đêm giao thừa.

Nhà vốn dĩ không neo người, nhưng các chị lấy chồng xa, thành ra dịp Tết nào cũng thiếu người này người kia, chẳng mấy khi đông đủ.

Chỉ còn tôi và em gái út chưa lấy chồng nên chị em tôi bảo ban nhau ráng sắp xếp chuyện học hành về đúng dịp Tết để đón giao thừa cùng cha mẹ.

Nhưng Tết năm ấy, khi tiếng chuông nhà thờ ngân vang báo hiệu năm mới gõ cửa, ba mẹ con chẳng ai bảo ai cùng hướng mắt ra phía cổng. Chúng tôi cùng đợi cha về…

Đợi cha về để xông đất năm mới, khi đó làn hương trầm tỏa lan khắp căn nhà.

Đợi cha về cắt chiếc bánh chưng xanh, mang niềm vui đoàn viên. Nhưng cha vẫn chưa về…

Công việc đánh bắt cá vào mùa rét không khấm khá, gia đình gặp nhiều khó khăn, người đàn ông trụ cột trong gia đình đành bỏ nghề chài lưới để xin vào công trường kiếm thu nhập.

Việc học của mấy chị em tôi trông đợi vào khoản thu nhập bấp bênh, ít ỏi đó của cha. Để có tiền xoay xở cho gia đình, cha đành nhận thêm việc xuyên Tết.

Nghĩ đến cha một mình đón giao thừa xa nhà trong cái lán lợp tạm, cơn gió lạnh kéo đến rít lên liên hồi. Đêm giao thừa, ba mẹ con ôm nhau khóc trong căn nhà rộng thênh thang.

Đêm giao thừa đáng nhớ đó đã thôi thúc chúng tôi - những người con xa xứ, dù một năm có vất vả, nhọc nhằn đến thế nào cũng phải về nhà những ngày Tết.

Về nhà, để đón Tết đoàn viên bên gia đình, cắt bánh chưng xanh.

Về nhà, để cùng mẹ cha đón chào khoảnh khắc thiêng liêng đêm giao thừa, chúc phúc cho nhau trong những ngày đầu năm mới.

Hai năm dịch COVID-19 ập đến khiến kinh tế lao đao, những người con xa xứ càng nhọc nhằn hơn bao giờ hết khi nghĩ đến lo lắng, sắm sửa chi tiêu ngày Tết, quà biếu hai bên gia đình nội ngoại. 

Có người đã nhiều năm rồi không dám về nhà vì sợ Tết. Đúng hơn là sợ không kiếm đủ tiền để chi tiêu, biếu mẹ cha, tiền lì xì dịp Tết.

Chị gái tôi cũng đã mấy năm rồi không về nhà. Nhưng năm nay, chị quyết tâm dành dụm tiền để bắt xe về quê. Chị nói dù khó khăn mấy cũng về.

Trong cuộc sống, ai ai cũng vật lộn với công cuộc mưu sinh, nhất là những người trẻ càng mong muốn thể hiện mình bằng cách làm việc chăm chỉ để tăng thu nhập.

Nhưng đồng tiền dù có đáng quý đến thế nào cũng không thể nào bằng giây phút đoàn viên.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, điều cha mẹ mong mỏi hơn cả là nhìn thấy những đứa con học tập, làm ăn xa nhà về đoàn tụ trong ngày Tết.

Năm mới sang, tóc mẹ cha ngày một bạc đi, còn những đứa con ngày càng lớn lên, nhắc nhở những người con phải biết trân quý thời gian ở bên gia đình.

Một năm dù bộn bề cũng ráng về nhà đón giao thừa với mẹ cha - Ảnh 2.

Cuộc thi viết Về nhà: Vị Tết gọi người tha hương trở vềCuộc thi viết Về nhà: Vị Tết gọi người tha hương trở về

Gia đình tôi là người Bắc di cư. Suốt năm tháng trước 1975, những cái tên như Tuyên Quang - Hà Nội (quê mẹ), Hải Phòng - Ninh Giang (quê bố) đến với lũ trẻ trong nhà qua những câu chuyện tự dưng nhỏ giọng của người lớn, giống như tên… nước ngoài.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp