16/11/2019 08:24 GMT+7

Một mức phạt cần thiết

MAI VINH
MAI VINH

TTO - 660 triệu đồng cho hành vi nuôi giữ trái phép 3 con kỳ đà vân, mức phạt khiến nhiều người giật mình, có thể nói là chưa có tiền lệ, nhưng là mức phạt cần thiết để cứu động vật hoang dã, cứu hệ sinh thái của chúng ta.

660 triệu đồng là mức phạt "khủng" mà UBND tỉnh Lâm Đồng vừa đưa ra để xử lý hành vi mua, nuôi giữ trái phép 3 con kỳ đà vân quý hiếm. Mức phạt khiến nhiều người giật mình, có thể nói là chưa có tiền lệ.

Luật định có những chế tài rất nghiêm ngặt trong xử phạt các hành vi mua bán thú rừng - động vật hoang dã. Ngoài phạt tiền, mức phạt tù có thể lên đến 15 năm.

Nhưng chúng ta bất ngờ vì đã quen với lối xử lý cho qua, cho xong bằng những hình phạt "gãi ngứa" đối với loại tội phạm này. Rất hiếm khi người ta chứng kiến "ngọn roi" pháp luật được vung lên thỏa đáng để cứu những con thú từ rừng sâu bị tùng xẻo trên những bàn tiệc tội lỗi hay đông cứng trong thùng lạnh trên những chuyến xe liên tỉnh. 

Chính sự lơ là của pháp luật đã khiến chúng ta phải rơi trong hụt hẫng khi hay tin con tê giác Java cuối cùng của Việt Nam được tìm thấy đã chết trong vườn quốc gia Cát Tiên năm 2010. Đây là sự kiện gây chấn động trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã và Việt Nam bị "điểm mặt" là quốc gia cần quan tâm đặc biệt.

Theo số liệu từ Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF), trên thế giới, trong vòng 40 năm, số động vật hoang dã giảm đến 58% do các hoạt động của con người, dự báo mức giảm này sẽ tăng lên 67% vào năm 2020.

Năm 1992 tại Việt Nam có 365 loài động vật được xếp vào danh mục loài quý hiếm. Năm 2004, danh sách này tăng lên 407 loài, trong đó có 6 loài được coi là đã tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. 

Đến năm 2007, số loài bị đe dọa được đưa vào Sách đỏ Việt Nam tăng lên 418 loài, trong đó có 9 loài coi như đã tuyệt chủng. Hổ, tê tê, voi, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc là những loài động vật suy giảm nhiều nhất.

Tỉ lệ suy giảm các loài động vật hoàng dã trên thế giới và Việt Nam đã vượt ngưỡng an toàn về cân bằng sinh thái. Các hoạt động của con người được xem là căn nguyên đẩy nhiều loài động vật đến tình trạng nguy cấp. Hoạt động buôn bán, biến động vật hoang dã thành thức ăn và thực phẩm chức năng là nguyên nhân chính.

Nhiếp ảnh gia kiêm nhà hoạt động bảo tồn động vật hoang dã người Thụy Điển Bjorn Persson trong một trò chuyện với Tuổi Trẻ cũng bộc lộ cảm giác bức xúc vì sự tàn bạo của con người với thú rừng. 

Ông cảm thán: "Tất cả chúng ta là một phần của hệ sinh thái chung, chúng ta làm tổn thương điều gì thì điều đó sẽ gây tổn thương lại với chúng ta. Nếu tự nhiên và các loài vật hoang dã biến mất, chúng ta cũng sẽ không tồn tại".

Trong tình thế hiện nay, những án phạt nặng có tính răn đe cần phát huy để ngăn chặn những người cố tình phá hủy hệ sinh thái và nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã trong cộng đồng.

660 triệu đồng cho hành vi nuôi giữ trái phép 3 con kỳ đà vân. Liệu mức phạt này có khiến cho những đường dây săn bắn, mua bán và tiêu thụ thú rừng phải chùn tay? Và hi vọng rằng qua câu chuyện này, các cơ quan chức năng cũng sẽ mạnh tay hơn với vô số hàng quán thịt rừng tồn tại khắp nơi trên đất nước chúng ta, từ cao nguyên đến đồng bằng, từ nông thôn ra đến thành thị.

Mua 3 con kỳ đà vân, bị phạt 660 triệu đồng Mua 3 con kỳ đà vân, bị phạt 660 triệu đồng

TTO - 660 triệu đồng là số tiền xử phạt một người đàn ông vì tội mua 3 con kỳ đà vân và lưu giữ tại một quán ăn.

MAI VINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp