12/10/2017 18:53 GMT+7

Một đời quản trị - những trang sách từ cuộc đời Giáo sư Phan Văn Trường

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Hai năm sau ngày ra mắt cuốn sách Một đời thương thuyết, Giáo sư Phan Văn Trường một lần nữa đem đến sự ngạc nhiên cho độc giả có mặt tại Hội trường NXB Trẻ (TP.HCM) bằng chính những câu chuyện xoay quanh cuộc đời ông.

Một đời quản trị - những trang sách từ cuộc đời Giáo sư Phan Văn Trường - Ảnh 1.

Giáo sư Phan Văn Trường ký tặng sách cho bạn đọc trong buổi ra mắt sách - Ảnh: Mai Thụy

Hầu hết lãnh đạo của các công ty ở Việt Nam đều chỉ biết quản lý mà không biết quản trị. Quản lý thì có thể áp dụng những mô hình doanh nghiệp đã được thử nghiệm trên thế giới, phân bổ công việc hiệu quả nhưng quản trị thì đòi hỏi phải đi sâu vào lòng người, nắm bắt năng lực thật sự của những cộng sự sát cánh với mình, gắn kết giữa người với người. Đây là điều được tôi chứng minh xuyên suốt cuốn sách.

Giáo sư Phan Văn Trường

Sáng 12-10, hơn 100 chỗ ngồi của hội trường đã được khán giả lấp kín trong buổi ra mắt cuốn sách mới nhất của giáo sư Phan Văn Trường - Một đời quản trị (NXB Trẻ phát hành).

Đây vừa là cuốn nhật ký thu nhỏ của ông vừa là những kinh nghiệm được giáo sư Phan Văn Trường đúc kết sau hơn 40 năm giữ chức vụ tư vấn, quản trị ở nhiều công ty trên thế giới.

Chia sẻ tại buổi ra mắt, giáo sư Phan Văn Trường cho biết Một đời quản trị được bắt nguồn từ những bức xúc của ông trước tình trạng rất ít cuốn sách viết về quản trị thật sự có giá trị và do chính một người từng giữ chức vụ này chấp bút, mặc dù thị trường sách Việt Nam hiện nay có rất nhiều sách dạy kinh doanh được xuất bản. 

Nhiều năm làm lãnh đạo ở các tập đoàn đa quốc gia và hiện là Cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế, giáo sư Phan Văn Trường vẫn luôn trăn trở về tầm vóc người Việt trên thế giới.

Theo ông, sở dĩ các công ty Việt Nam khó vươn ra nước ngoài không phải vì họ không có cơ hội mà vì không hiểu được chính bản thân công ty đang hướng đến điều gì, có đủ nội lực hay không.

Giáo sư Phan Văn Trường nhận định, để sử dụng tốt các nguồn lực, người lãnh đạo phải chạm đến mỗi cá nhân và tạo nên sự cộng hưởng của một tập thể. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp tiến xa trên thị trường.

Dù rất tâm huyết với Một đời quản trị, Giáo sư Phan Văn Trường cũng cho rằng cuốn sách của ông sẽ khó đến được tay lãnh đạo của các công ty vì họ không dành nhiều thời gian đọc sách, thay vào đó, sách sẽ tiếp cận với các bạn sinh viên hay những người đang có ý định khởi nghiệp.

Một đời quản trị sẽ giúp họ hiểu được áp lực của một người làm lãnh đạo và chấp nhận đương đầu thử thách trong tương lai.

Một đời quản trị - những trang sách từ cuộc đời Giáo sư Phan Văn Trường - Ảnh 3.

Bên cạnh những chia sẻ về Một đời quản trị, Giáo sư Phan Văn Trường còn cho biết trong thời gian tớ, ông sẽ bắt tay viết một tập sách về cách ứng xử của người lãnh đạo đối với những nhân viên ở cấp thấp nhất và cách nhìn nhận của xã hội đối với những người đã không còn khả năng lao động.

"Tôi gọi những người đó là cánh chim cuối đàn, không kỹ năng, không còn chiến lược trước cuộc đời vì tuổi già, sức khỏe. Bày tỏ lòng nhân ái đối với họ là con đường để đưa công ty đi lên và giúp đất nước này phát triển." - Giáo sư Phan Văn Trường tâm sự.

MAI THỤY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp