Hai nước chúng ta sẽ thảo luận các vấn đề vô cùng quan trọng đối với quan hệ Mỹ - Việt, các nước láng giềng châu Á - Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế.
Phóng to |
Đại sứ David Shear - Ảnh: Thanh Tuấn |
Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, tôn trọng nhân quyền. Một nước Việt Nam như vậy sẽ đóng góp rất nhiều cho hòa bình, ổn định của khu vực và cho phép nhân dân đạt được toàn bộ tiềm năng của họ ở mức tối đa. Chúng tôi nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại; hợp tác về các vấn đề khu vực và quốc tế; hợp tác về y tế, giáo dục và môi trường.
Mối quan hệ kinh tế của chúng ta là một câu chuyện thành công và có một việc quan trọng mà chúng ta có thể cùng làm để tiếp tục thành công đó. Khi chúng ta bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995, thương mại song phương hằng năm đạt ở mức 451 triệu USD một năm. Năm ngoái, thương mại hai nước đạt tổng cộng 25 tỉ USD.
Giờ đây, chúng ta đang đi bước tiếp theo để gia tăng thương mại và hội nhập Việt Nam hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu với Hiệp định thương mại tự do và đầu tư đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mỹ và Việt Nam cam kết chắc chắn về việc hoàn tất TPP năm nay. Nếu Việt Nam phê chuẩn hiệp định gồm 12 thành viên này, Việt Nam sẽ được tiếp cận gần như là tự do vào các thị trường TPP mà kết hợp lại chiếm tới 40% GDP toàn cầu và khoảng 1/3 thương mại của toàn thế giới.
Một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và ổn định có tầm quan trọng sống còn đối với các lợi ích của Mỹ và với tư cách là một quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi cam kết với tương lai của khu vực. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam về nhiều vấn đề. Tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, chúng tôi làm việc về các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, an ninh nước và lương thực, buôn người và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Chúng tôi làm nhiều việc để xử lý các mối đe dọa y tế toàn cầu, xây dựng các hệ thống y tế công bền vững để bảo đảm an ninh y tế toàn cầu và bảo vệ môi trường để cải thiện sức khỏe của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi cũng đối thoại thẳng thắn về sự cần thiết phải cải thiện việc tôn trọng nhân quyền được quốc tế công nhận.
Kể từ năm 2004, Chương trình khẩn cấp của tổng thống Mỹ về cứu trợ AIDS (PEPFAR) đã cung cấp gần 600 triệu USD để trợ giúp cuộc chiến chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ sớm tiến hành những chương trình mới để thúc đẩy chương trình phát thải cacbon thấp và chống chọi tốt với biến đổi khí hậu ở Việt Nam thông qua trợ giúp về năng lượng, lâm nghiệp và lập kế hoạch thích nghi. Chúng tôi đã làm việc tích cực để giúp Việt Nam cải thiện hệ thống giáo dục, đẩy mạnh các mối quan hệ và giao lưu nhân dân thông qua nhiều chương trình của chúng tôi, trong đó có các học bổng Fulbright. Chúng tôi cũng gia tăng hợp tác về một số vấn đề an ninh bao gồm trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi mong làm việc với Việt Nam để xử lý nhiều thách thức trong thế kỷ 21 và các cơ hội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ đã làm nhiều việc để xây dựng tương lai của mối quan hệ song phương và vẫn lưu tâm đến câu chuyện quá khứ. Chúng tôi đã viện trợ 38 triệu USD để giải quyết vấn đề bom mìn, đóng góp 54 triệu USD để giúp những người khuyết tật Việt Nam và sẽ tiếp tục các nỗ lực khắc phục dioxin ở Đà Nẵng.
Phát triển hơn nữa các mối quan hệ thương mại bằng cách hoàn tất TPP, lập quan hệ đối tác về các vấn đề y tế và môi trường, đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế, khuyến khích đối thoại và giao lưu hơn nữa sẽ thúc đẩy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, cũng như tình hữu nghị lâu bền giữa hai nước chúng ta.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận