23/12/2021 08:22 GMT+7

Một cảng biển - một sân bay, còn chờ gì nữa?

ĐÔNG HÀ
ĐÔNG HÀ

TTO - Liên kết vùng - nhất là kết nối hạ tầng tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - đã được đưa ra và bàn bạc từ nhiều năm trước.


Một cảng biển - một sân bay, còn chờ gì nữa? - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận buổi làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: Đ.H.

Dù đã có những chuyển biến trong hợp tác, cùng nhau lên kế hoạch, cùng đầu tư nhưng những công trình hạ tầng kết nối vùng quá chậm so với nhu cầu bức bách và cấp thiết.

Nhu cầu đó đã có từ khi cảng container nước sâu Cái Mép - Thị Vải ở Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu đón tàu từ hơn 10 năm trước. Và đòi hỏi ấy càng bức thiết hơn khi sân bay Long Thành đã triển khai. Một bên là cảng nước sâu lớn nhất của quốc gia, có tốc độ phát triển nhanh; một bên là sân bay mới cũng lớn nhất, hiện đại nhất của cả nước. Hai bên chỉ cách nhau vài chục cây số. Một cảng biển - một sân bay kết nối với nhau bằng hệ thống đường bộ thênh thang, quả là lý tưởng cho hàng hóa lưu thông.

Tại buổi làm việc mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ khóa "liên kết vùng" được Thủ tướng nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh nhiều lần. Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận "kết nối liên vùng còn rời rạc, chưa có sự bổ sung cho nhau". Ông cũng chia sẻ hạ tầng liên kết vùng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long là những điều trăn trở của Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải thúc đẩy các sáng kiến, dự án liên kết vùng mà trước hết là thực hiện các dự án đầu tư chung, cơ sở hạ tầng để phục vụ sự phát triển của toàn vùng. Đó là sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải, là cao tốc và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu. Đó là hạ tầng giáo dục, y tế, chuyển đổi số… 

"Chính phủ đang bàn tích cực. Rất mong lãnh đạo TP.HCM và các tỉnh miền Đông bàn với nhau kết nối hạ tầng để phát triển khu vực này thành động lực lớn nhất cho sự phát triển kinh tế của cả nước", Thủ tướng gửi gắm.

Trong bối cảnh phục hồi kinh tế trong điều kiện "thích ứng an toàn" với đại dịch COVID-19, đầu tư hạ tầng để liên kết vùng càng quan trọng và cấp bách. Những con đường thênh thang, rộng thoáng liên vùng sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. Hiệu quả của liên kết vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh của hai vùng với cảng Cái Mép - Thị Vải của Bà Rịa - Vũng Tàu, không chỉ là "võ đoán" hay "định tính" mà đã có những tín hiệu tích cực cụ thể. 

Trong chuyến làm việc của Thủ tướng tại châu Âu, những nhà đầu tư hạ tầng cảng, logistics của Anh, Hà Lan đã bày tỏ ý định chuyển trung tâm logistics của mình từ Singapore sang Cái Mép - Thị Vải của Việt Nam. Do đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải tranh thủ để thu hút đầu tư, phải quyết liệt hơn vì nếu không sẽ mất cơ hội.

Thủ tướng Chính phủ là "nhạc trưởng" trong hoạch định chính sách, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Một dàn giao hưởng chỉ có thể tạo ra thanh âm hay nhất khi mỗi nhạc công, với mỗi nhạc cụ khác nhau, đi theo sự chỉ huy của nhạc trưởng. 

Với những chỉ đạo sát sườn, quyết liệt và cụ thể của Thủ tướng và sự vào cuộc nhanh chóng, có lộ trình, kế hoạch chi tiết của các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh thành, những căn nguyên của thực trạng liên kết vùng rời rạc chắc chắn sẽ được giải quyết.

Nhiệm kỳ 2021 - 2025: Đột phá hạ tầng giao thông, liên kết vùng Nhiệm kỳ 2021 - 2025: Đột phá hạ tầng giao thông, liên kết vùng

TTO - Hôm qua 22-7, Quốc hội đã nghe và thảo luận các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 với nhiều mục tiêu lớn được đặt ra cho 5 năm tới.

ĐÔNG HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp