06/05/2024 16:13 GMT+7

Mong Đà Lạt đẹp hơn, khí hậu trong lành, lũ lụt rời xa

Đà Lạt đã nóng lên hay nhiệt độ chỉ biến đổi trong một giai đoạn ngắn, chúng ta cần nhìn về quá khứ đủ xa để nhận biết rõ hơn điều ấy.

Một góc thành phố Đà Lạt nhìn từ trên cao - Ảnh: LÊ KHAI

Một góc thành phố Đà Lạt nhìn từ trên cao - Ảnh: LÊ KHAI

Câu chuyện về Đà Lạt có phải "dạo này nóng lắm không?" tiếp tục thu hút nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Góp thêm góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu bài viết của tác giả Trần Trọng Văn - người đã gắn bó với mảnh đất này gần nửa thế kỷ qua.

Đà Lạt đã đông hơn rất nhiều

Trước khi bác sĩ Alexandre Yersin đặt chân lên Đà Lạt (ngày 21-6-1893), chính quyền Pháp đã cử bác sĩ Paul Néis và trung úy Albert Septans đến thăm một số làng người Lạch trên cao nguyên Lâm Viên vào ngày 16-3-1881, ghi chép được nhiều số đo khí tượng và nhân trắc học cư dân trong vùng.

Dân số lúc bấy giờ chủ yếu là người K'Ho, Lạch, Srê ở Langbiang. Cũng từ đó, dân số Đà Lạt tăng dần theo thời gian: 1.500 người (năm 1923), hơn 2.400 người (năm 1925), 11.500 người (năm 1939), 25.000 người (năm 1944). Năm 1956, dân số Đà Lạt là 58.958 người. (*)

Sau năm 1975, dân số Đà Lạt tăng nhanh. Năm 1986 là 112.000 người, năm 2007 là 197.013 người.

Theo thống kê năm 2019, Lâm Đồng có 1,551 triệu người, riêng thành phố Đà Lạt có 226.578 người.

Dân số tăng đã làm Đà Lạt thay đổi về nhiều mặt và cũng ảnh hưởng một phần đến xây dựng, kiến trúc, môi trường và chất lượng sống.

Đà Lạt là thành phố nằm trên cao nguyên Langbiang, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 1.500m, là bình sơn nguyên có tuổi cổ nhất của Tây Nguyên.

Từ thành phố Đà Lạt nhìn về hướng bắc, dãy núi Langbiang kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam từ suối Đạ Sar đến hồ Đan Kia. Dãy núi này có nhiều đỉnh cao, trong đó hai đỉnh cao nhất có độ cao 2.167m và 2.064m.

Quá khứ khắc nghiệt

Từ năm 1918 đến năm 1940, thời tiết ở Đà Lạt tương đối khắc nghiệt. Sự khắc nghiệt này biểu hiện rõ ở biên độ nhiệt độ ngày đêm (trong mùa khô có những thời điểm nhiệt độ cao nhất quan trắc được đạt tới 31,5oC, nhưng ban đêm lại xuống dưới 0oC). Rõ ràng ban ngày thì nóng và ban đêm rất lạnh.

Nhưng từ năm 1964 trở về sau, hầu như không có năm nào nhiệt độ cao nhất lên tới 30oC và nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 0oC. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình ngày của thời gian đầu và thời gian cuối thế kỷ 20 không lớn lắm.

Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn. Do điều kiện thời tiết mỗi năm không giống nhau, mùa đông có thể đến sớm hay muộn, dài hay ngắn, vì thế tổng tích nhiệt của các năm có sự chênh lệch.

Người dân mặc áo khoác ngồi ở hồ Xuân Hương vào buổi trưa (ảnh chụp ngày 2-5) - Ảnh: M.V.

Người dân mặc áo khoác ngồi ở hồ Xuân Hương vào buổi trưa (ảnh chụp ngày 2-5) - Ảnh: M.V.

Những ngày gần đây, khí hậu nhiều tỉnh thành trong cả nước có nhiều thay đổi; nhiệt độ tăng cao và kéo dài nhiều ngày liền. Đà Lạt cũng không ngoại lệ. Thời tiết khô, không nóng rát nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tình yêu của du khách dành cho Đà Lạt.

45 năm trước đây, Đà Lạt chưa có điều kiện để xây dựng nhiều nhà cửa vì nhiều lý do, trong đó đời sống của người dân còn nhiều khó khăn.

Đỉnh núi Langbiang, đồi Cù ngày xưa cũng không có nhiều thông. Khu vực hồ Tuyền Lâm có được nhiều thông như bây giờ là do phong trào "chủ nhật xanh" của đoàn viên thanh niên trực tiếp tham gia trồng. Nhà lưới cũng không có, nhưng lũ lụt vẫn tràn về.

Năm 1929, một trận lũ lớn đã băng qua thành phố và cuốn trôi đập ngăn hồ Lớn, thậm chí tràn qua dinh Quản Đạo. Đến năm 1933, chính quyền Đà Lạt cho xây cầu mới (cầu Ông Đạo), ngăn thành hồ Xuân Hương.

Như vậy, theo thời gian, Đà Lạt đã phải chịu ảnh hưởng bởi dân số tăng nhanh; nhiều công trình kiến trúc kiên cố được xây dựng không theo quy hoạch, đất đá sạt lở; do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cao, lũ lụt… 

Điều này làm Đà Lạt thay đổi bộ mặt vốn có của mình. Và đó cũng là lý do thời gian qua du khách đến Đà Lạt cảm thấy Đà Lạt bớt hấp dẫn, quyến rũ như trước. 

Hy vọng một ngày nào đó, Đà Lạt sẽ đẹp hơn, khí hậu trong lành, nhiệt độ bão hòa, lũ lụt rời xa và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên.

Không phải bây giờ nhiệt độ ở Đà Lạt mới tăng lên 30 oC. Tháng 3-1964, Đà Lạt từng có nhiệt độ 26,6 oC. Và nhiệt độ cao nhất trung bình tháng dao động 21,4 - 25,2oC.

Sau năm 1975, theo chuỗi số liệu quan trắc được từ năm 1981 đến năm 1998, nhiệt độ cao nhất trong tháng ở Đà Lạt dao động 25,9 - 29,8oC, và thời điểm nhiệt độ cao nhất 29,8oC là vào tháng 3-1998.

(*) Nguồn: Địa chí Đà Lạt xuất bản 2008

Đà Lạt bây giờ thiếu mảng xanh và quá nóngĐà Lạt bây giờ thiếu mảng xanh và quá nóng

Đà Lạt dạo này từ 9h sáng trở đi là bắt đầu nóng, đến giữa trưa nắng gay gắt, rát mặt, không khí còn ngột ngạt nên không muốn ra khỏi khách sạn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp