30/04/2023 08:28 GMT+7

'Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn'

"Bản thân tôi thấy Đảng và Nhà nước đã quan tâm, có các chế độ, chính sách đầy đủ rồi. Chỉ mong muốn các đoàn ra thăm cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn".

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 1.

Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học thăm hỏi, động viên trung úy Nguyễn Văn Bình - Ảnh: C.TUỆ

Đó là câu trả lời của trung úy Nguyễn Văn Bình (33 tuổi, quê ở Thanh Hóa, nhà giàn DK1/12, Tiểu đoàn DK1, Vùng 2 Hải quân) khi được Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học hỏi về mong muốn, đề nghị đối với Đảng, Nhà nước trong chuyến thăm Trường Sa và nhà giàn DK1 của đoàn công tác số 3-2023.

Trường Sa, nhà giàn như là nhà

Dưới cái nắng "cháy da cháy thịt" giữa tháng 4, trung úy Bình được giao nhiệm vụ canh gác nóc nhà giàn DK1/12. Dù được đoàn công tác thăm hỏi nhưng trung úy Bình vẫn giữ nguyên vị trí, chắc tay súng, miệng nói nhưng mắt liên tục quan sát biển, trời.

"Nhìn mặt biển phẳng lặng thế đấy nhưng kẻ thù luôn rình rập nhòm ngó, chính vì thế chúng tôi luôn cảnh giác cao độ, quan sát ngày đêm để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc" - trung úy Bình chia sẻ.

Hơn 6 năm bám biển, nhà giàn, trung úy Bình có những đợt cả năm không về nên anh coi nhà giàn là nhà, biển cả là quê hương. Anh luôn tâm niệm nhà giàn xa, nhưng lòng người không xa vì cả nước luôn hướng về các anh. Đặc biệt là vợ và hai đứa con của anh đang sinh sống ở Thanh Hóa là nguồn động lực, là điểm tựa để anh vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió.

"Mình không run thì ở nhà cũng không run. Quan trọng nhất là hậu phương vững chắc, luôn chia sẻ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho" - người lính quê hương xứ Thanh chia sẻ.

Tại đảo Song Tử Tây, dù đoàn công tác số 3 đang tổ chức thăm hỏi, tặng quà,  giao lưu văn nghệ trên đảo nhưng công tác tuần tra vẫn được đảm bảo.

Thiếu tá Lê Khắc Mạnh (phân đội trưởng phân đội xe tăng cơ động) cho biết bảo vệ biển, đảo là nhiệm vụ thường trực, thường xuyên 24/24 giờ của quân và dân trên đảo.

"Ở biển đảo có thể xảy ra những tình huống bị động, bất ngờ nên chúng tôi luôn cảnh giác với mức độ cao nhất, không lơ là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc" - thiếu tá Mạnh nói.

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 3.

Chiến sĩ Võ Cường Quốc canh gác tại cột mốc chủ quyền đảo Sinh Tồn - Ảnh: C.TUỆ

Mong muốn đơn giản, mộc mạc

Thượng tá Trần Văn Hùng, chính trị viên đảo Song Tử Tây, cho biết những năm qua, các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, nhân dân đã không quản ngại nắng, gió để ra thăm quân dân các đảo trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.

Đây là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn lao và thắp lên tình đoàn kết quân dân, cho cán bộ chiến sĩ cảm nhận như được gần gũi với đất liền.

"Chính vì nguồn cổ vũ động viên lớn lao này, cán bộ chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây nói riêng và các đảo trên quần đảo Trường Sa luôn vững tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và xứng đáng với niềm tin mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó" - thượng tá Hùng khẳng định.

Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn cho biết, qua chuyến thăm đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, tầm quan trọng của biển đảo để làm cho nhân dân cả nước với Trường Sa - Trường Sa với cả nước.

"Đặc biệt thời gian vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Quốc phòng tuyên truyền, tổ chức cuộc thi về biển đảo, tổ chức chương trình Xuân Trường Sa với hàng trăm nhà tình nghĩa, hàng nghìn suất học bổng để tri ân, động viên, tạo động lực cho cán bộ chiến sĩ nhân dân trên các đảo Trường Sa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" - ông Môn nói.

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 4.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thăm hỏi, lời chúc trong cuốn sách gửi cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đảo Song Tử Tây - Ảnh: C.TUỆ

Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho biết đời sống của cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên các đảo ở Trường Sa và nhà giàn còn khó khăn, nhưng khi được hỏi mong muốn, đề nghị của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo đối với Đảng, Nhà nước là gì thì "một câu trả lời rất đơn giản, mộc mạc, chân thật, đó là mong muốn có nhiều chuyến đi từ đất liền ra Trường Sa và nhà giàn.

Như vậy, điều mà các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn là tình cảm, là hơi ấm từ đất liền ra với đảo xa" - ông Học nói.

Đặc biệt, chuyến đi của đoàn công tác số 3 mang theo sự quan tâm, chia sẻ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

"Tổng bí thư đã có sự quan tâm, thăm hỏi và có lời chúc tốt đẹp nhất tới cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Đây là món quà vô cùng ý nghĩa về mặt tinh thần của Tổng bí thư dành cho cán bộ, chiến sĩ, quân dân trên đảo thông qua đoàn công tác số 3.

Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo, nhà giàn DK1 thể hiện sự xúc động khi đón nhận sự quan tâm này của Tổng bí thư. Đây là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để cán bộ, chiến sĩ quân dân trên quần đảo Trường Sa vững chắc tay súng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao" - ông Học nói.

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 5.

Sau nghi lễ chào cờ và duyệt binh trên đảo Trường Sa, trung úy Tôn Chí Quân (hàng đầu tiên, bìa phải) dõng dạc đọc 10 lời thề danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh: C.TUỆ

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 6.

Sau mỗi lời thề đều hô vang: Xin thề!, các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đều đồng thanh hưởng ứng - Ảnh: C.TUỆ

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 7.

Thiếu tá Lê Khắc Mạnh (bìa trái) cùng đồng đội đi tuần tra trên đảo Song Tử Tây - Ảnh: C.TUỆ

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 8.

Đôi mắt canh giữ biển trời của thiếu úy Trần Quốc Huy ở đảo Song Tử Tây - Ảnh: C.TUỆ

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 9.

Thiếu tá Lê Khắc Mạnh quan sát tàu thuyền hoạt động quanh khu vực đảo Song Tử Tây - Ảnh: C.TUỆ

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 10.

"Thường xuyên luyện tập sẵn sàng chiến đấu với phương châm 'độc lập tác chiến, còn người còn đảo'" - thiếu tá Nguyễn Xuân Duy, chỉ huy trưởng đảo Cô Lin - Ảnh: C.TUỆ

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 11.

Những giọt mồ hôi trên gương mặt chiến sĩ Lê Anh Văn (quê ở Đà Nẵng) khi canh gác cột mốc chủ quyền đảo đá Đông A - Ảnh: C.TUỆ

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 12.

Chiến sĩ Đậu Tuấn Pháp (quê ở Nghệ An) làm nhiệm vụ trên đảo Sinh Tồn - Ảnh: C.TUỆ

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 13.

Những món quà về tinh thần cũng là động lực để các cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ canh giữ biển trời. Trong ảnh: ca sĩ Tố Hoa hát tặng trung úy Nguyễn Văn Bình ở nhà giàn DK1/12 - Ảnh: C.TUỆ

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 14.

Bên gốc cây bàng trước trụ sở UBND thị trấn Trường Sa, hai người bạn học cùng Trường THPT Nghi Xuân dành cho nhau những lời hỏi thăm sức khỏe, công việc khi hai người bất ngờ gặp nhau. Trong khoảnh khắc đặc biệt ấy, nữ văn công Hoàng Thị Thu Hà cất tiếng hát như là món quà tặng chiến sĩ Dương Quốc Phú - Ảnh: C.TUỆ

Mong các đoàn ra thăm anh em ở Trường Sa và nhà giàn nhiều hơn - Ảnh 15.

Các đoàn từ đất liền ra thăm thường xuyên chính là nguồn cổ vũ, động viên để cán bộ, chiễn sĩ trên các đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 luôn vững tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc - Ảnh: C.TUỆ

Những giọt nước mắt rơi khi rời Trường Sa

Theo ông Học, ấn tượng sâu sắc nhất trong hải trình là giờ phút chia tay của đoàn công tác số 3 với cán bộ, chiến sĩ dân quân trên đảo Trường Sa. 21h đêm, đoàn công tác số 3 rời cảng Trường Sa, từ trên tàu nhìn xuống có hình ảnh cán bộ chiến sĩ quân dân và cả những em bé vẫn ra cầu tàu để tiễn đoàn.

"Tôi nhìn thấy giọt nước mắt đã chảy trên gương mặt các thành viên trong đoàn trong giây phút chia tay. Đây là hình ảnh rất xúc động, diễn tả một cảm xúc sau một thời gian hết sức ngắn ngủi mà cán bộ, quân dân ở đất liền được hòa cùng với cán bộ, quân dân trên đảo.

Tôi nghĩ rằng, bịn rịn, quyến luyến này sẽ là một hình ảnh rất đẹp trong lòng mọi người. Để nói rằng người ở lại có một hình ảnh về cán bộ, quân dân ở đất liền vẫn luôn hướng về Trường Sa, còn người đi về đất liền thì nhận thấy rằng ở biển đảo vẫn có những con người đang làm việc thầm lặng để giữ vững chủ quyền biển đảo, để chúng ta sống và làm việc có ý nghĩa hơn trong cuộc sống" - ông Học chia sẻ.

TP.HCM phát động chương trình TP.HCM phát động chương trình 'Vì Trường Sa xanh'

Nguồn kinh phí vận động được sẽ giúp cải tạo thổ nhưỡng, trồng rau xanh, các loại cây, tăng mật độ che phủ cây xanh trên huyện đảo Trường Sa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp