05/10/2019 13:36 GMT+7

Mỗi trường học cần có không gian làm việc, là 'chân rết' mạng lưới khởi nghiệp

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra có 70 điểm làm việc sáng tạo trong các trường học nhưng con số này là chưa đủ. Ông nhấn mạnh việc đầu tiên cần làm là ít nhất mỗi trường học có không gian làm việc, là 'chân rết' kết nối mạng lưới khởi nghiệp.

Mỗi trường học cần có không gian làm việc, là chân rết mạng lưới khởi nghiệp - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị ít nhất mỗi trường học có một không gian làm việc chung - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Sáng 5-10 tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT chính thức khởi động Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019 (SV-Startup).

Ngày hội nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp của học sinh, sinh viên toàn quốc, tạo sân chơi lành mạnh, cơ hội để cơ sở đào tạo giao lưu học tập kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Tham gia ngày hội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng Bộ GD-ĐT, các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Phó thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có ý kiến chỉ đạo các trường đại học phải có ít nhất một không gian làm việc chung.

"Tại sao mình lại không làm được, cách đây mấy năm tôi phải gọi một số trường đại học lớn lập trung tâm, chỗ làm việc. Bây giờ chúng ta rất mừng đã có 70 điểm làm việc sáng tạo trong các trường đại học nhưng chúng ta đâu chỉ có 70 trường đại học, chưa nói các trường nghề. Đó là những "chân rết" sau này kết nối với nhau hình thành mạng lưới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng đề nghị các trường đại học, thầy cô cùng nhau làm và chia sẻ các học liệu trên môi trường mạng.

Mỗi trường học cần có không gian làm việc, là chân rết mạng lưới khởi nghiệp - Ảnh 2.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tham quan các mô hình khởi nghiệp - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

"Đừng giữ riêng mình, chúng ta phải lan tỏa và cùng nhau làm", Phó thủ tướng nói, "được tiếp cận học liệu của thầy giỏi nhất trong lĩnh vực đấy, trung tâm giỏi nhất thì không chỉ sinh viên trường được thụ hưởng, mà sinh viên trường khác cũng được thụ hưởng".

Cùng với đó, những người đã tốt nghiệp đại học, đã tốt nghiệp đại học nước ngoài cùng nhau tham gia vào đề án "Hệ tri thức Việt số hóa", cùng nhau kết nối tạo ra sức mạnh lớn.

Trong vấn đề đổi mới giáo dục, căn bản nhất là đổi mới phương pháp dạy và học, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng trước đây không chỉ là phổ thông mà cả đại học tiếp thu kiến thức thụ động.

Do đó, hiện nay trường đại học phải đặt vế sáng tạo ra tri thức mới lên trên, phổ thông cũng phải đổi mới, không phải truyền thụ một chiều mà phải khơi dậy tinh thần sáng tạo. 

Mỗi trường học cần có không gian làm việc, là chân rết mạng lưới khởi nghiệp - Ảnh 3.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ xây dựng nhiều tài liệu số để nhiều người được chia sẻ - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Thay mặt lãnh đạo Bộ, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho rằng khởi nghiệp là quá trình khó khăn thách thức, để thành công không chỉ có kiến thức, kỹ năng, ý tưởng, ý chí kiên trì, khát vọng mà cần phải có hiểu biết nhất định về tài chính, nhân sự, quản trị, doanh nghiệp, thị trường.

Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đề án, trong đó đặc biệt xây dựng tài liệu kỹ năng để nhân rộng kinh nghiệm khởi nghiệp, cách tiếp cận nhấn mạnh từ thực tiễn khởi nghiệp xuất hiện nhiều mô hình, nhiều nhà khởi nghiệp thành công. 

Đồng thời chỉ đạo xây dựng nhiều tài liệu số để nhiều người được chia sẻ, đóng góp, học hỏi kinh nghiệm.

Giải thưởng 1 triệu đô la Singapore dành cho sinh viên khởi nghiệp Giải thưởng 1 triệu đô la Singapore dành cho sinh viên khởi nghiệp

TTO - Sân chơi khởi nghiệp dành cho sinh viên quy mô lớn nhất châu Á với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1 triệu đô la Singapore đã chinh thức được phát động tại TP.HCM.

HÀ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp