20/02/2025 19:41 GMT+7

Mỗi người Việt xài gần 90kg nhựa một năm

Năm 1990, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 3,8kg/năm. Sau gần ba thập kỷ, con số này đã tăng hơn 21 lần, đạt 81kg/người vào năm 2019.

Mỗi người Việt xài gần 90kg nhựa một năm - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thi - giảng viên chính, bộ môn pháp luật, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - cho biết sản lượng nhựa trên thế giới đang gia tăng với tốc độ chóng mặt - Ảnh: NHẬT XUÂN

Thông tin trên được ông Nguyễn Thi - giảng viên chính, bộ môn pháp luật, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - chia sẻ tại hội thảo "Xu hướng phát triển bao bì xanh, thân thiện với môi trường: Pháp lý và thực tiễn", diễn ra tại Bình Dương ngày 20-2. 

Sự kiện này là hoạt động mở màn trong khuôn khổ triển lãm ProPak Vietnam 2025, do Công ty Informa Markets Việt Nam và Tetra Pak Vietnam phối hợp tổ chức.

Bình quân người Việt tiêu thụ nhựa gần 90kg/năm

Theo ông Thi, năm 1950 thế giới sản xuất khoảng 2 triệu tấn nhựa, nhưng đến năm 2019 con số này đã tăng lên 368 triệu tấn. Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, dự báo đến năm 2040, con số này có thể lên tới 736 triệu tấn.

"Mức tiêu thụ nhựa hiện nay đang gia tăng nhanh hơn tốc độ dân số, cho thấy con người đang sử dụng nhựa quá mức", ông Thi nhấn mạnh.

Ông Thi cho hay hiện nay nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách giảm thiểu, tỉ lệ tiêu thụ nhựa vẫn tiếp tục tăng.

Tại Việt Nam, tình trạng này cũng không mấy khả quan. Năm 1990 Việt Nam tiêu thụ khoảng 0,2 triệu tấn nhựa, nhưng đến năm 2022 con số này đã tăng lên hơn 9 triệu tấn. Dự báo đến năm 2029, sản lượng tiêu thụ nhựa có thể tăng gấp đôi.

Xét về mức tiêu thụ bình quân đầu người, theo ông Thi, năm 1990 mỗi người Việt sử dụng khoảng 3,8kg nhựa/năm, song đến năm 2019 con số này đã tăng lên 81kg.

"Chúng ta cần giải pháp quyết liệt để giảm rác thải nhựa, thúc đẩy tái chế và áp dụng kinh tế tuần hoàn nhằm hạn chế phụ thuộc vào nhựa nguyên sinh", ông Thi nói.

Làm cách nào để "cai nhựa"?

Bà Chu Thị Kim Thanh, giám đốc vận hành Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), cho biết từ năm 2019, các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng đã liên kết thành lập liên minh, triển khai nhiều chương trình thu gom và tái chế nhựa.

Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, PRO Việt Nam còn phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và báo Tuổi Trẻ tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại và tái chế rác thải nhựa.

Theo bà Thanh, tái chế không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Tốc độ tiêu thụ nhựa vượt xa tốc độ gia tăng dân số - Ảnh 2.

Bà Chu Thị Kim Thanh, giám đốc vận hành PRO Việt Nam, chia sẻ các hoạt động của tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phân loại và tái chế rác thải nhựa - Ảnh: NHẬT XUÂN

Cùng với đó nhiều tập đoàn lớn, bao gồm cả các thương hiệu quốc tế, đang tích cực nghiên cứu và áp dụng các giải pháp tiên tiến nhằm cải tiến bao bì theo hướng bền vững hơn.

Chia sẻ về những định hướng cũng như công nghệ mới nhất trong ngành bao bì, bà Nguyễn Thanh Giang - tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam (doanh nghiệp hàng đầu quốc tế trong ngành bao bì) - cho biết doanh nghiệp đang tập trung vào các giải pháp như: sử dụng nguyên vật liệu bền vững, thiết kế bao bì đơn giản để tối ưu hóa tái chế, đồng thời ứng dụng chuyển đổi số và tự động hóa nhằm giảm chi phí sản xuất và lượng khí thải carbon.

Tetra Pak còn đầu tư vào công nghệ tái chế tại Việt Nam, hợp tác với nhiều đơn vị để đưa sản phẩm tái chế trở lại thị trường đồng thời hỗ trợ xây dựng hệ thống thu gom và tái chế hiệu quả. Đây là một phần trong chiến lược hướng đến Net Zero - trung hòa khí thải carbon trong sản xuất.

ProPak Vietnam 2025: Cập nhật công nghệ bao bì tiên tiến, mới nhất

Triển lãm quốc tế ProPak Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 20-3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, Q.7, TP.HCM), quy tụ hơn 340 doanh nghiệp đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sự kiện mang đến những cập nhật mới nhất về xu hướng, giải pháp và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý, chế biến và đóng gói bao bì. Bên cạnh khu vực trưng bày, triển lãm còn tổ chức các chương trình kết nối, hội thảo chuyên đề nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động và hướng tới phát triển bền vững.

Tốc độ tiêu thụ nhựa vượt xa tốc độ gia tăng dân số - Ảnh 3.Thế giới loay hoay với chất độc hại từ rác thải nhựa

Các nhà khoa học khí hậu ước tính trung bình nhân loại thải ra hơn 350 triệu tấn nhựa mỗi năm. Trong số đó, chỉ dưới 10% được tái chế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp