03/09/2019 09:26 GMT+7

Mời doanh nhân hiến kế chính sách

L.THANH - N.BÌNH ghi
L.THANH - N.BÌNH ghi

TTO - Hôm nay 3-9, Ban Kinh tế trung ương phát động cuộc vận động 'Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế'.

Mời doanh nhân hiến kế chính sách - Ảnh 1.

Doanh nghiệp giới thiệu dây chuyền sản xuất linh kiện cho tivi LCD - Ảnh: TRUNG HÀ

Ông Nguyễn Văn Bình, ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Kinh tế trung ương, cho biết cuộc vận động thể hiện sự đổi mới trong cách thức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng đến với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. 

Thông qua cuộc vận động này, doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có điều kiện thể hiện mạnh mẽ hơn nữa ý thức trách nhiệm của mình, đóng góp ý kiến để Đảng, Nhà nước hoàn thiện các chủ trương, cơ chế chính sách phù hợp hơn với nhu cầu phát triển, xây dựng doanh nghiệp cũng như nền kinh tế ngày càng phát triển bền vững.

Tuổi Trẻ ghi nhận một số ý kiến ban đầu về cuộc vận động này.

* Ông Vũ Tiến Lộc (chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN - VCCI):

"Hội nghị Diên Hồng" cho doanh nghiệp hiến kế

Hiến pháp VN đã nhấn mạnh khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh. Đến nay cả nước có hơn 700.000 doanh nghiệp, 5,2 triệu hộ kinh doanh, gần 6 triệu thực thể kinh doanh. Tuy nhiên, trong số 700.000 doanh nghiệp, hơn 90% là có quy mô nhỏ và vừa.

Từ trước đến nay Đảng đã lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, có thể là các cuộc đối thoại, tiếp xúc với chính quyền, bộ ngành. 

Ban Kinh tế trung ương chủ trì tổ chức cuộc vận động là sáng kiến rất quan trọng. Đây cũng chính là dạng "hội nghị Diên Hồng" để doanh nghiệp, người dân có thể hiến kế với Đảng để phát triển kinh tế.

Sức mạnh kinh tế của VN phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cuộc vận động này là cơ hội để cho lực lượng chủ lực trong việc xây dựng kinh tế đất nước nói lên suy nghĩ của mình, góp ý với Đảng xây dựng thể chế và môi trường kinh doanh.

* Ông LÊ CHUNG HIẾU (giám đốc Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tây Bắc):

Lắng nghe và sửa đổi

Không ai hiểu thuận lợi cũng như khó khăn trong sản xuất kinh doanh bằng doanh nghiệp. Thực tế, nhiều chính sách đưa ra bất hợp lý, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. 

Doanh nghiệp liên tục góp ý, phản ứng. Có cơ quan tiếp thu, thừa nhận bất cập nhưng để sửa văn bản có khi phải chờ cả quý, thậm chí cả năm. 

Đơn cử, sau gần một năm doanh nghiệp góp ý, Tổng cục Hải quan mới đây có văn bản không truy thu thuế đối với nguyên liệu để gia công, sản xuất hàng hóa tại chỗ.

Chính sách, quy trình do con người làm ra. Nó không thể đúng và phù hợp với mọi thời điểm. Do đó việc góp ý, hiến kế của doanh nghiệp cần có sự đón nhận. Khi đã nghe, đã hiểu, điều quan trọng là cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung cho kịp thời.

* Ông TRẦN VIỆT TIẾN (Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM):

Lắng nghe thường xuyên hơn

Doanh nghiệp tư nhân VN đang đứng trước sự chuyển đổi lớn khi xuất hiện công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) và thương mại điện tử. Các doanh nghiệp bắt đầu cảm nhận được những tác động của biến động địa chính trị vào việc làm ăn của họ. 

Doanh nghiệp tư nhân chắc chắn phải chủ động thay đổi mới tồn tại được. Họ không chờ ưu đãi nhưng giải quyết bài toán về năng suất, lao động… là điều Nhà nước, Chính phủ có thể hỗ trợ.

Nhiều doanh nghiệp nói họ không quen với dự thảo, nghị định… nên chỉ có thể phát biểu từ thực tế. Chúng tôi kỳ vọng vào sự lắng nghe, cập nhật thường xuyên đời sống doanh nghiệp sẽ giúp cơ quan quản lý có những chính sách thực tiễn hơn. 

Chính sách hay nhưng không được hưởng Chính sách hay nhưng không được hưởng

TTO - Nguồn nguyên liệu của ngành chế biến thủy sản đang cạn kiệt do biển bị khai thác tận diệt trong suốt thời gian dài.

L.THANH - N.BÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp