Số người bị chứng mất trí nhớ gia tăng sẽ là gánh nặng đối với hệ thống y tế và khiến xã hội tốn nhiều chi phí - Ảnh: chicagotribune |
Con số giật mình trên do Hiệp hội bệnh Alzheimer quốc tế (ADI) đưa ra trong một báo cáo ngày 26-8. Theo đó, toàn cầu hiện có gần 47 triệu người bị chứng mất trí nhớ, tăng vọt so với con số 35 triệu hồi năm 2009.
Điều này cũng có nghĩa là cứ mỗi 3,2 giây lại có 1 người bị chứng mất trí. Báo cáo ước tính với đà này, đến năm 2050, số người sống chung với bệnh mất trí sẽ lên đến 131,5 triệu, gần gấp ba so với hiện nay.
Báo cáo cho biết khoảng 58% trường hợp bị chứng mất trí hiện sống ở các nước đang phát triển và đến năm 2050, gần 1/2 trong số bệnh nhân là người ở châu Á.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu không có đột phá về y tế, số bệnh nhân bị mất trí có khả năng tăng gấp đôi mỗi 20 năm.
"Chi phí toàn cầu cho chứng mất trí gia tăng sẽ đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống y tế và chăm sóc xã hội trên toàn thế giới", Marc Wortmann - giám đốc điều hành của ADI, khuyến cáo.
Một nghiên cứu tổng hợp gần đây cho thấy có đến 2/3 trường hợp mắc chứng mất trí nhớ có thể bị chi phối bởi các yếu tố mà phần lớn đều liên quan đến việc lựa chọn lối sống, bao gồm: Béo phì; Bệnh động mạch cảnh do mảng xơ vữa gây hẹp, làm giảm tưới máu não; Tăng huyết áp; Trầm cảm; Trạng thái tâm lý yếu đuối; Học vấn thấp; Có nồng độ acid amin homocysteine cao; Hút thuốc lá và Đái tháo đường. Vì vậy, theo các nhà nghiên cứu, việc thay đổi lối sống để giảm thiểu hay loại bỏ những yếu tố trên có thể giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận