24/11/2023 18:00 GMT+7

Mở rộng sản xuất lúa gạo bền vững, gạo sạch, cơm ngon

Trồng giống lúa chất lượng cao kết hợp với quy trình sản xuất lúa gạo bền vững đang được mở rộng tại Hậu Giang.

Trồng lúa chất lượng cao theo hướng phát triển bền vững tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang - Ảnh: THẾ KIỆT

Trồng lúa chất lượng cao theo hướng phát triển bền vững tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang - Ảnh: THẾ KIỆT

Tại hội thảo “Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài” do báo Tuổi Trẻ phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức chiều 24-11, bà Nguyễn Thị Giang - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang - cho biết để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tỉnh đã dịch chuyển cơ cấu giống lúa dần từ nhóm chất lượng thấp sang các giống lúa chất lượng cao.

Các giống lúa này gồm OM 5451, OM 18, Jasmine 85, RVT, Đài Thơm 8, ST25…

Đồng thời áp dụng các kỹ thuật sản xuất theo hướng giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP. Trồng lúa theo tiêu chuẩn SRP vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, vừa tăng hiệu quả sản xuất, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho chính nông dân và người tiêu dùng.

Ngành nông nghiệp Hậu Giang đã mở 40 lớp đào tạo, tập huấn nông dân về canh tác lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn SRP.

“Kết quả mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP, nông dân giảm 20-30% lượng phân bón vô cơ và thay thế bằng lượng phân hữu cơ. Giảm 30-50% số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đạt mục tiêu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm và thân thiện với môi trường”, bà Giang nói.

Bà Nguyễn Thị Hiền - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Cà Mau - cho rằng bón phân cân đối sẽ góp phần hướng đến nền nông nghiệp xanh - Ảnh: CHÍ QUỐC

Bà Nguyễn Thị Hiền - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Cà Mau - cho rằng bón phân cân đối sẽ góp phần hướng đến nền nông nghiệp xanh - Ảnh: CHÍ QUỐC

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hiền - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Cà Mau - cho rằng để hướng đến nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải, nông dân cần bón cân đối giữa phân vô cơ và hữu cơ.

“Chúng tôi đang làm, luôn luôn cố gắng hướng dẫn người nông dân bón phân tuân thủ nguyên tắc 4 đúng. Đó là một trong những tác nhân mang lại nền nông nghiệp xanh, chứ còn hữu cơ hay vô cơ thì bón cân đối”, bà Hiền nói.

Ông Trương Cảnh Tuyên - phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - cho biết tỉnh đang tập trung xây dựng và phát triển các vùng trồng đạt tiêu chuẩn an toàn đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường giàu tiềm năng như châu Âu, Trung Quốc…

Địa phương đã xây dựng được 7 vùng trồng lúa được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với diện tích hơn 282ha, sản lượng gần 3.700 tấn/năm.

Địa phương đã mở rộng diện tích sản xuất áp dụng kỹ thuật canh tác cải tiến “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, tăng tỉ lệ diện tích lúa được chứng nhận các tiêu chuẩn SRP, VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… theo nhu cầu thực tế của thị trường, mục tiêu đến năm 2025 trên 95% diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp.

Mở rộng sản xuất lúa gạo bền vững, gạo sạch, cơm ngon- Ảnh 3.

Lúa gạo tăng giá, tổ chức hội thảo tìm giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dàiLúa gạo tăng giá, tổ chức hội thảo tìm giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài

Chiều 24-11, tại TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), báo Tuổi Trẻ phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức hội thảo “Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài”.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp