Xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa xưa và nay - Ảnh tư liệu |
“Đà phát triển trong quá khứ, từ thành phố cổ, thường hướng theo phía bắc dọc theo những dải phù sa cổ. Kế hoạch phát triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng này, và bất cứ một kế hoạch thực tế nào nhắm hướng dẫn sự phát triển thủ đô Sài Gòn cũng phải nhận thức rõ những yếu tố này |
Đồ án Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972 |
Con đường này dài 31km, rộng 21m, bắt đầu từ ngã tư Hàng Xanh, kết thúc là giao cắt quốc lộ 1A tại ngã ba Tam Hiệp với Khu kỹ nghệ Biên Hòa.
Một tầm nhìn chiến lược
Xa lộ này được cho là có thể sử dụng làm đường bay quân sự dã chiến nếu sân bay Tân Sơn Nhất có sự cố. Nhiều người còn cho rằng đây cũng là lũy phòng thủ, ngăn chặn sự xâm nhập của quân cách mạng từ hướng chiến khu D miền Đông Nam bộ.
Ngày nay, nhiều người sống tại Sài Gòn đi làm tại Khu công nghiệp Đồng Nai và miền Đông Nam bộ thông qua xa lộ Hà Nội. Các khu dân cư đã mọc lên san sát, hiện đại. Tuyến metro đầu tiên của thành phố cũng được triển khai dọc xa lộ này.
Xa lộ Biên Hòa ra đời đã đẩy Sài Gòn phát triển mạnh về hướng đông như hiện nay. Các vùng, khu công nghiệp mọc lên dọc tuyến đường ở Thủ Đức, Biên Hòa với nhiều ngành nghề như hóa học, mỹ phẩm, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng... Nhiều nhà máy, xí nghiệp còn đến ngày nay như Ximăng Hà Tiên, Nhà máy giấy Cogido - An Hảo, Nhà máy dệt Vinatexco, Nhà máy đường Biên Hòa...
Làng đại học Thủ Đức cũng được quy hoạch đưa ra khỏi trung tâm thành phố khi tuyến xa lộ hoàn thành. Đây sẽ là nơi cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho các khu công nghiệp, kỹ nghệ kế cận.
Các khu dân cư dọc tuyến đường cũng được khuyến khích hình thành. Người dân được phân lô, bán nền với giá ưu đãi. Việc xuất hiện các khu dân cư nhằm cung ứng nguồn lao động cho các nhà máy nơi đây.
Nhóm quy hoạch quốc tế Doxiadis
Người Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngay vào giữa những năm 1950 đã dồn sức vào việc xây dựng tuyến đường có lẽ vào hàng hiện đại nhất Đông Nam Á thời đó. Qua đó người ta đã xác định hướng phát triển chính của thành phố là hướng đông bắc, đất đai cao ráo và mở ra miền Đông Nam bộ đầy tiềm năng công nghiệp.
Các hãng quy hoạch tư vấn lớn ở Mỹ vào những năm 1960 đã đồng tình với hướng phát triển đó.
Điển hình là hai đồ án quy hoạch do các công ty rất có tên tuổi trên thế giới lúc đó thực hiện: Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do Công ty Doxiadis Associates - Consultants on Development and Ekistics (Hi Lạp, quốc tịch Mỹ) lập năm 1965 và Quy hoạch phát triển Thủ Thiêm do Công ty Wurster, Bernardi and Emmons (Hoa Kỳ) chủ trì lập năm 1972 thực hiện.
Doxiadis Associates (DA) đứng đầu bởi kiến trúc sư người Hi Lạp Constantinos Doxiadis, là một trong những công ty tư vấn quy hoạch đô thị có ảnh hưởng nhất thế giới vào thập niên 1960. Một trong những công trình quan trọng nhất được hiện thực hóa của DA là thủ đô Islamabad của Pakistan.
Vào đầu những năm 1960, nhóm tư vấn quy hoạch đô thị quốc tế này được mời sang nghiên cứu phương hướng phát triển tương lai cho thủ đô Sài Gòn (của Việt Nam cộng hòa). Doxiadis là nhà lý luận quy hoạch Mỹ nổi tiếng với chủ trương tạo dựng các “trung tâm đô thị động” theo dạng tuyến chứ không hướng tâm hoặc vệ tinh kiểu cổ điển.
Với Sài Gòn, ông chủ trương mở rộng cái lõi trung tâm đô thị về hướng đông bắc, kẹp theo xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa. Thành phố như vậy sẽ phát triển trong không gian giữa hai dòng sông Sài Gòn và Đồng Nai. Sân bay quốc tế đặt ở Biên Hòa, cảng Sài Gòn tập trung ở giao điểm các sông Sài Gòn và Đồng Nai là khu vực Nhà Bè.
Nguồn lực và tài chính vào những năm 1960 đều dồn cho chiến tranh cho nên phương án Doxiadis không thực hiện được. Chỉ khi viễn tượng hòa bình ló dạng vào cuối cuộc chiến, chính quyền Việt Nam cộng hòa cùng người Mỹ soạn thảo kế hoạch kinh tế hậu chiến vào đầu các năm 1970 mang tên “Kế hoạch Lilienthal - Vũ Quốc Thúc”, xác định Sài Gòn là trung tâm phát triển kinh tế toàn miền Nam.
Khu trung tâm thương mại - dịch vụ Sài Gòn sẽ được hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nới rộng lên hướng bắc và sang Thủ Thiêm.
Con đường huyết mạch phát triển TP.HCM
Làm bằng công nghệ Mỹ, hiện đại và đẹp nhất Việt Nam 60 năm trước, xa lộ Biên Hòa từng bị nhầm tưởng là đường băng dự phòng cho máy bay khi Tân Sơn Nhất bị phá hủy.
Nhưng 60 năm trước, Sài Gòn chỉ phát triển nội đô, những con đường ngắn phục vụ đi lại. Các khu sản xuất tập trung ở Tân Bình, Chợ Lớn... không đáp ứng được nhu cầu phát triển “nóng” lên từng ngày của đô thị. Mọi chuyện thay đổi khi người Mỹ cho thi công xa lộ Biên Hòa.
Sau thời Đổi mới, những năm 1990, một nỗ lực quy hoạch vùng đô thị TP.HCM rất bài bản và đáng trân trọng là phương án định vị vai trò thành phố trong tổng thể vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam bộ.
Đây là một phương án nghiên cứu tổng thể với sự hợp tác giữa Bộ Kế hoạch - đầu tư và Cơ quan Viện trợ của Chính phủ Úc đã hoàn tất vào cuối năm 1996 mang tên “Quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 1996-2010”.
TP.HCM hiện nay có hàng trăm tuyến đường hiện đại, rộng rãi cho hàng triệu người đi lại. Để kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm khác, thành phố có nhiều tuyến ở cửa ngõ như đại lộ Đông Tây, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Trung Lương, quốc lộ 13, 22...
Phương án nghiên cứu này xác định toàn miền Đông Nam bộ sẽ đô thị hóa nhanh chóng. TP.HCM với những dịch vụ tiên tiến sẽ góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
Thành phố chẳng mấy chốc sẽ cùng miền Đông Nam bộ biến thành một vùng đô thị cực lớn và hỗn độn rất khó quản lý và phát triển nếu không có một cơ cấu quản lý quy mô cấp vùng.
Kỳ tới: Điểm đến của các nhà thiết kế hàng đầu thế giới
Phương án Thủ Thiêm Phương án phát triển bán đảo Thủ Thiêm của nhóm quy hoạch WBE (Wurster, Bernardi & Emmons) có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) đề xuất việc xây dựng hẳn một khu thương mại - dịch vụ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Phương án quy hoạch táo bạo và rất tốn kém đó ra đời vào năm 1974, chưa kịp thực hiện thì miền Nam đã được giải phóng. Phương án quy hoạch này mong muốn biến bán đảo này thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất vùng Đông Nam Á (1974). Vào đầu thế kỷ 21, việc xây dựng khu bán đảo Thủ Thiêm lại được khởi động lại với phương án quy hoạch Sasaki. Tham vọng là biến nó trở thành một Phố Đông kiểu Thượng Hải. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận