19/09/2023 19:55 GMT+7

Mở đường nối hai bản của Hà Tĩnh - Quảng Bình, tránh 'trai làng ta chỉ lấy gái làng ta'

Xây dựng một tuyến đường từ bản Rào Tre (Hà Tĩnh) đến bản Cà Xen (Quảng Bình) giúp người dân hai bản này giao thương dễ dàng, nhưng quan trọng hơn cả sẽ góp phần tránh tình trạng hôn nhân cận huyết của đồng bào dân tộc Chứt.

Khu tái định cư của đồng bào dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê - Ảnh: LÊ MINH

Khu tái định cư của đồng bào dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê - Ảnh: LÊ MINH

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản số 4996/UBND-NL3 gửi các sở, ngành và UBND huyện Hương Khê phối hợp khảo sát, đề xuất xây dựng tuyến đường giao thông kết nối từ bản Rào Tre đến bản Cà Xen theo đề xuất của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng.

Ngày 19-9, trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Ngô Xuân Ninh - chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) - cho biết bản Rào Tre của đồng bào dân tộc Chứt hiện có 46 hộ dân với 196 nhân khẩu.

Tuổi thọ trung bình của người dân thấp hơn so với mặt bằng chung và nguy cơ hôn nhân cận huyết của đồng bào lâu nay vẫn còn hiện hữu. Vì vậy, việc mở tuyến đường từ bản Rào Tre đến bản Cà Xen thực sự rất cần thiết.

Đồng bào dân tộc ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê) và bản Cà Xen (xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa) trước đây đều có nguồn gốc du canh du cư.

Sau khi được Nhà nước ổn định tái định cư, hai bản này ở cách nhau khoảng 30km nếu đi đường vòng, còn đi theo đường núi thì ngắn hơn nhưng nhiều nguy hiểm, do đó quá trình giao lưu của người dân hai bản này gặp nhiều hạn chế.

Đồng bào dân tộc Chứt luôn được các cán bộ biên phòng cắm bản động viên, thăm hỏi - Ảnh: LÊ MINH

Đồng bào dân tộc Chứt luôn được các cán bộ biên phòng cắm bản động viên, thăm hỏi - Ảnh: LÊ MINH

Tuyến đường nối từ bản Rào Tre đến bản Cà Xen đang được khảo sát có chiều dài 15km được xây dựng trước hết sẽ kết nối hai vùng đồng bào người dân tộc lại với nhau, tạo điều kiện để người dân giao lưu qua lại để vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa tránh được tình trạng hôn nhân cận huyết của đồng bào.

Tuyến đường được hình thành cũng đảm bảo công tác tuần tra cho lực lượng biên phòng giữa hai vùng, từ đó đảm bảo an toàn xã hội, an ninh quốc phòng cho các địa phương ở vùng sâu, vùng xa.

Những năm vừa qua, huyện Hương Khê và tỉnh Hà Tĩnh có nhiều đề án chăm lo đời sống, sinh kế cho đồng bào dân tộc Chứt.

Đến nay đã có sáu cặp đôi kết hôn giữa đồng bào dân tộc Chứt và người ngoài bản. Tuy nhiên trong quá trình "tác hợp" cho các cặp đôi giữa đồng bào dân tộc Chứt với người ngoài bản vẫn còn khó khăn do đường đi lại khó. Do đó việc khảo sát, xây dựng tuyến đường kết nối giữa hai bản cần càng sớm càng tốt.

Cuộc hồi sinh của tộc người tưởng như tuyệt chủng dưới chân núi Ka ĐayCuộc hồi sinh của tộc người tưởng như tuyệt chủng dưới chân núi Ka Đay

TTO - Dưới chân núi Ka Đay, một tộc người tưởng như tuyệt chủng hàng chục năm trước nay "lột xác" đổi thay không ngừng. Cái thời sống trong hang đá, dùng vỏ cây che thân đã thành ký ức, nhường chỗ cho những mái ngói đỏ tươi và trang phục sặc sỡ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp