10/08/2023 07:22 GMT+7

'Mình muốn khoe người ông 'chất lính', chống dịch như chống giặc'

Ông ngoại của mình năm nay gần 90 tuổi nhưng ông còn khỏe lắm. Ông vẫn có thể chạy xe đạp quanh xóm hằng ngày. Và ông là người tiên phong trong dòng họ tiêm vắc xin chống dịch.

Ông ngoại năm nay gần 90 tuổi

Ông ngoại năm nay gần 90 tuổi

Khoảng thời gian dịch COVID-19 vừa bùng lên, ông là người đầu tiên trong dòng họ nhà mình tiên phong đi tiêm ngừa COVID-19 đấy ạ! Cũng có thể một phần do ông là người lớn tuổi nên thuộc diện ưu tiên. 

Nhưng điều mình muốn kể chính là tinh thần xung kích đi đầu của ông trong phong trào tiêm ngừa ở địa phương, khi mà ở địa phương mình cũng còn không ít người ngần ngại, chần chừ việc tiêm ngừa vì lo lắng tác dụng phụ sau này của vắc xin. Kể cả trong dòng họ gia đình mình cũng đã có người như thế.

Mình nhớ năm đó, khi tâm dịch bùng lên tại thành phố Đà Nẵng, nơi gia đình cậu mợ Năm của mình đang sống. Ông đã bảo cậu Út mua về cho ông chiếc máy tính bảng và cài đặt Zalo vào máy, chỉ ông cách sử dụng. 

Mỗi ngày, ông vừa gọi Zalo cho cậu mợ Năm để biết tình hình, vừa cập nhật tin tức về COVID-19 ở các nơi. Đọc trên mạng thấy có người chết vì COVID-19, ông buồn hiu ra võng nằm, tay vắt lên trán nghĩ ngợi. 

Lúc này, dịch chưa lan nhiều. Nơi mình sống chưa phát sinh ca nào, nhưng trông ông lo lắng nhiều lắm.

Đại gia đình đoàn viên bên ông

Đại gia đình đoàn viên bên ông

Rồi dịch COVID-19 bắt đầu lan dần ra cả nước. Vắc xin tiêm ngừa được phân bố về địa phương. Trên mạng Internet xuất hiện hai luồng ý kiến trái chiều: một bên ủng hộ việc tiêm ngừa, một bên phản đối vì lo lắng mức độ tin cậy của vắc xin tiêm ngừa.

Trong dòng họ gia đình mình, có người nói tiêm ngừa thì khả năng vẫn bị nhiễm bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Thế là họ từ chối đi tiêm. 

Ông nghe thế thì giận lắm! Ông bảo đời ông đã từng sống qua mấy mươi năm, đã chứng kiến quá nhiều sự tàn khốc của chiến tranh, chứng kiến những người đồng đội mất đi không phải vì chiến đấu mà vì dịch bệnh, vì những cơn sốt rét rừng do không có thuốc, nhưng tất cả những điều đó không ám ảnh bằng chứng kiến những cái chết do COVID-19 gây ra. 

Ông nói chết do COVID-19 là cái chết không còn dấu tích gì. Chết đi mà có khi còn kéo theo bao nhiêu người khác. Thế nên ông tin tưởng việc tiêm ngừa, ít ra thì nó cũng làm giảm bớt phần nào tác hại của con vi rút.

Nói là làm, ông lọc cọc chạy xe đạp xuống trạm y tế hỏi thăm về đợt tiêm ngừa đầu tiên. Theo lịch hẹn, buổi sáng ấy ông ăn sáng rồi mặc quần áo chỉnh tề, gọi cậu Út chở xuống trạm y tế của xã. 

Thói quen của ông là những khi đi công việc quan trọng, ông sẽ ăn mặc trang trọng thế. Tiêm xong, về nhà ông bị sốt, người lừ đừ. Cậu Út lo quá mới nói "ba lớn tuổi thế này rồi, chả mấy khi đi đâu nên không cần tiêm ngừa cũng được mà". 

Vậy là ông giận cậu Út ra mặt. Nói cậu Út không nghĩ cho bản thân thì cũng phải nghĩ cho người khác. Rồi ông ra tối hậu thư cho tất cả mọi người: ai có giấy chứng nhận tiêm ngừa xong thì mới được về thăm ông, còn chưa có thì khỏi về. 

Vậy là cả đại gia đình, ai muốn về nhà ông thì bắt buộc phải có "giấy thông hành" là tờ chứng nhận đã tiêm ngừa COVID-19. Không biết có phải nhờ vậy không mà trong dòng họ nhà mình, mọi người đều đi tiêm ngừa COVID-19 sớm ngay trong những đợt đầu, kể cả vài người trước đây từng bài trừ vắc xin. 

Cho tới mấy năm sau này, lúc cả đại gia đình sum họp về nhà ông, mọi người cứ nhắc hoài câu chuyện "chiếc vé thông hành" mà ông đã quy định trong tiếng cười vui vẻ của buổi đoàn viên.

Ông của mình chỉ là một công dân bình thường, nhưng chất lính trong con người ông dường như vẫn còn đó. Với ông, chống dịch COVID-19 cũng giống như chống giặc. Mình ngưỡng mộ ông lắm! 

Hôm nay, mình chỉ muốn khoe ông của mình với mọi người. Hy vọng mình cũng sẽ được di truyền một chút kiên cường như ông trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống.

Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể

Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 6 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.

Đơn vị đồng hành nhận thấy có nhiều bạn đọc quan tâm đến cuộc thi, đặc biệt là cán bộ nhân viên của VNVC và báo Tuổi Trẻ đã hưởng ứng tham gia tích cực.

Đơn vị đồng hành quyết định trao tặng 2 phần quà nhằm khích lệ tinh thần tham dự của các cán bộ nhân viên tham gia tích cực hưởng ứng cuộc thi viết, trong đó có 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của VNVC và 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của báo Tuổi Trẻ.

Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.

Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;

Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.

Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ [email protected]. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email, số tài khoản và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.

Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.

Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.

Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba và 100 giải khuyến khích.

Tiêm ngừa - Ảnh 2.

Mẹ tôi và 4 liều vắc xin COVID-19Mẹ tôi và 4 liều vắc xin COVID-19

Đợt dịch COVID-19, tối ngủ nghe tiếng máy bay, tôi và mẹ đùa nhau đó là máy bay chở… vắc xin. Đây được xem là "lời nói dối ngọt ngào" của tôi trong thời điểm chưa tiêm ngừa để phần nào yên tâm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp