Giữa - và bất chấp - một thế giới kỹ thuật số, tranh vẽ tay của bộ môn "minh họa khoa học về thực vật" luôn có giá trị to lớn trong nghiên cứu và giáo dục.

Thực vật họa (botanical art) và minh họa khoa học về thực vật (botanical illustration) bắt đầu nở rộ ở châu Âu trong thời kỳ Phục hưng.

Tuy nhiên, lĩnh vực này có thể đã ra đời vào thế kỷ 15 trước Công nguyên, theo Wilfrid Blunt, tác giả cuốn Nghệ thuật minh họa thực vật (The Art of Botanical Illustration, 1950).

Minh họa 275 loài cây được lưu giữ trên các bức phù điêu bằng đá vôi trong ngôi đền đổ nát của pharaoh Thutmose III ở Ai Cập.

Minh họa thực vật: Tìm cái đẹp trong cái thật - Ảnh 1.

Đến thế kỷ 18, nhà phân loại học người Thụy Điển Carl Linnaeus đã tạo ra một hệ thống phân loại muôn loài, từ đó thúc đẩy các nhà khoa học phải có hình ảnh thực vật với độ chính xác cao đính kèm nghiên cứu của họ.

Tại Việt Nam, nghệ thuật này chỉ mới bắt đầu thu hút công chúng, với triển lãm đầu tiên về Botanical art hồi tháng 7-2023.

Tại sao nhiếp ảnh hiện đại vẫn chưa thay thế những nét vẽ thủ công tỉ mỉ?

"Mẫu vật như thế nào thì máy ảnh sẽ chụp lại y như vậy, bao gồm cả những bộ phận mỏng manh, dễ gãy, rách, dập… như cánh hoa, nhụy đực, bao phấn, lông.


Minh họa thực vật: Tìm cái đẹp trong cái thật - Ảnh 2.

Các nhà minh họa thực vật biết cái gì là quan trọng và cần nhấn mạnh trong tác phẩm của mình. Họ đã giúp người xem mổ xẻ mẫu cây, phóng to những chi tiết nhỏ, để ta thấy rõ những sinh vật mong manh kia được cấu tạo như thế nào.

Quyển Niềm vui khám phá (The Pleasure of Finding Things Out, 1999) có kể cuộc tranh luận giữa nhà vật lý nổi tiếng Richard Feynman với một người bạn nghệ sĩ. Cầm một đóa hoa trên tay, người nghệ sĩ nói rằng khoa học "tháo rời tất cả", vì vậy đã làm mất đi niềm trân quý cái đẹp.

Còn Feynman thì tin rằng khoa học làm tăng điều đó. Trong quyển sách cùng thời, Wilfrid Blunt cũng tự hỏi: "Người nghệ sĩ vẽ thực vật luôn ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan: anh ta phụng sự cho khoa học hay cho nghệ thuật?".

Cuộc trò chuyện đầu năm 2024 dưới đây tiếp nối những tranh luận từ thế kỷ trước.

Minh họa thực vật: Tìm cái đẹp trong cái thật - Ảnh 3.
Minh họa thực vật: Tìm cái đẹp trong cái thật - Ảnh 4.

Tôi đặc biệt thích bức vẽ loài cây chủy tử tản phòng, thuộc họ lác, cói - là đối tượng nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của tôi.

Đây là tác phẩm đầu tiên của tôi được chọn trưng bày ở triển lãm thực vật họa đầu tiên tôi tham gia (FLORA of Southeast Asia, Singapore diễn ra giữa tháng 11-2022).

Khi tác phẩm của mình được chọn để trưng bày ở một triển lãm cấp khu vực, tôi có thêm tự tin vào lựa chọn trở thành nhà minh họa thực vật học và họa sĩ thực vật họa.

Họ lác, cói chỉ có vài loài được con người sử dụng, số còn lại thường bị mọi người gọi chung là cỏ dại và tiêu diệt. Nhưng mỗi loài cây, dù không phục vụ con người, vẫn còn vai trò khác trong hệ sinh thái.

Ví dụ, nghiên cứu của Soh và cộng sự năm 2023 phát hiện được hai loài lác là nguồn thức ăn của một loài ong hiếm.

Việc chúng ta xem chúng là cỏ dại gây hại và diệt trừ sẽ dẫn đến sự diệt vong của loài ong hiếm đó.

Mỗi loài sinh vật trên Trái đất này đều "kết nối" với nhau, và tôi muốn giới thiệu với mọi người vẻ đẹp rất riêng của họ lác, cói.

"Họa sĩ thực vật họa" và "nhà minh họa" chị vừa nhắc đến nên được hiểu như thế nào?

Để được gọi là "nhà minh họa khoa học cho thực vật" thì các tác phẩm của người đó trước tiên phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về mặt khoa học.

Các yếu tố về thẩm mỹ, bố cục "dễ hiểu" cùng các thước tỉ lệ là điều bắt buộc tiếp theo trong tranh, vì mỗi tác phẩm minh họa là "bản mô tả" đầy đủ tất cả các bộ phận của một loài. Đối với tác phẩm "thực vật họa", chỉ cần vẽ một chiếc lá, đóa hoa, quả … đúng theo mẫu vật và "đẹp" là được.

Để bạn đọc dễ hình dung, trong vai trò nhà minh họa, quy trình làm việc thông thường của tôi như sau:

Minh họa thực vật: Tìm cái đẹp trong cái thật - Ảnh 5.

Ngoài ra, có hai cái "không": không vẽ những thứ tôi không rõ, không thấy và không làm hời hợt.

Liệu tính "chính xác tuyệt đối" có hạn chế sự phá cách và phiêu lưu thường thấy ở những người làm nghệ thuật?

Do xuất phát điểm là nhà nghiên cứu khoa học, sự phá cách và phiêu lưu là những cái tôi không có (cười).

Minh họa thực vật: Tìm cái đẹp trong cái thật - Ảnh 6.

Tính thẩm mỹ, cách sắp xếp các chi tiết trong tranh sao cho hài hòa, dễ hiểu, dễ theo dõi… là điều mà tôi đang học mỗi ngày để nâng tính "hội họa" lên, cho quân bình với mặt "khoa học" trong tranh.

Hiện nay, tôi đang làm trợ giảng ở phòng thí nghiệm thực vật thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM). Đồng thời, tôi là họa sĩ thực vật họa được Lân Tinh Foundation bảo trợ và là họa sĩ của Annam Gallery.

Hai công việc - nghiên cứu và vẽ về thực vật - được tôi dùng để bổ trợ cho nhau, hòa quyện và gắn kết làm một.

Trong các công trình nghiên cứu hay các bài báo khoa học, tôi có thể đóng góp bản vẽ mô tả loài và phần mô tả bằng văn bản.

Trong các tác phẩm thực vật họa, tôi sẽ tự định danh các loài cây đến cấp độ nhỏ nhất trong khả năng, dựa trên kết quả đó, tôi sẽ liên lạc với chuyên gia hàng đầu của nhóm thực vật, họ, chi đó… để trao đổi, nhận góp ý về bản phác thảo và hoàn thiện bản vẽ.

Từ nhà nghiên cứu đến họa sĩ, suốt hành trình đó, cảm nhận của chị về thế giới tự nhiên có chuyển biến gì?

Minh họa thực vật: Tìm cái đẹp trong cái thật - Ảnh 7.

Cảm nhận và thế giới quan của tôi về tự nhiên không thay đổi.

Điều mà tôi thấy thay đổi nhiều nhất ở bản thân là cách lựa chọn đối tượng để minh họa hay vẽ. Hiện tôi muốn ưu tiên các loài cây mà con người dùng hằng ngày để ăn, uống, làm dược liệu…

Vì đến tận cùng, thông điệp mà tôi muốn chia sẻ với mọi người là "tình yêu thương cây cỏ", thấy "đẹp", thấy "yêu" ta mới biết giữ gìn và bảo vệ.

Ví dụ như trái cà na là món ăn vặt đời thường, nhưng khi được thể hiện đúng cách sẽ thành một tác phẩm nghệ thuật.

Chị có định hướng nào cho một người cũng muốn trở thành họa sĩ minh họa thực vật?

Tôi có nền tảng khoa học nên chỉ học thêm các khóa học do Hiệp hội Thực vật họa thế giới đề xuất, tham khảo trang Botanical Art and Artists và học với các thầy cô họa sư như Victor Wong, Lucy T. Smith, Agathe Haevermans…

Với những bạn có nền tảng hội họa, bạn có thể theo học các khóa thực vật họa.

Tham gia các hiệp hội thực vật họa cũng cần thiết để ta hiểu rõ sự khác biệt giữa thực vật họa (botanical art) và các thể loại hội họa khác.

Ở Việt Nam, bạn có thể tìm và "ngắm" các tác phẩm minh họa thực vật của GS Phạm Hoàng Hộ và GS Lê Công Kiệt. Hai thầy vừa là nhà thực vật học hàng đầu vừa là những nhà minh họa thực vật được công nhận không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.

Vào năm 2010, từ những ngày đầu làm việc ở phòng thí nghiệm thực vật, tôi đã luôn say mê đọc bộ ba quyển Cây cỏ Việt Nam và Hiển hoa bí tử của thầy Hộ. Khi đọc từng dòng mô tả loài, từng hình minh họa cho mỗi loài cây, tôi đã dần nảy sinh tình yêu và tự tìm hiểu về botanical illustration.

Cảm ơn những chia sẻ của chị.

Minh họa thực vật: Tìm cái đẹp trong cái thật - Ảnh 8.


LÊ MY
VÕ TÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp