Phóng to |
Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt, hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen |
Miếu Tràng nằm bên trục đường chính kẻ một đường thẳng tắp giữa lòng xã Cổ Am. Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt. Hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen. Bước qua cổng rêu phong cổ kính, in hằn vết chân thời gian, ta như lạc vào một thế giới tâm linh. Bức tường vây tróc từng mảng vữa để lộ những viên gạch đã xỉn màu. Chỉ vài bước chân mà dường như cách biệt hoàn toàn với nhịp sống xô bồ, vội vã, với tiếng còi xe inh ỏi, bụi đường mù mịt ngoài kia. Lòng ta yên bình, tĩnh lặng đến lạ. Đặc biệt, những vòm cây cổ thụ lọc cái nắng chao chát của ngày hè oi ả, đổ xuống bóng râm mát rượi như những mũi kim châm vào da thịt. Ta đắm chìm vào không gian u tịch như muốn được tan ra hòa vào từng thớ không khí ngọt mát vị quê hương!
Miếu Tràng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1998. Ngôi miếu như một nét vẽ cổ kính, u tịch trên bức tranh văn hóa đất học Cổ Am. Miếu Tràng thờ nhiều danh nhân lớn như Tô Hiến Thành, Phạm Chấn, Tống Thái Hậu, Khổng Tử… |
Những gốc cây cổ thụ hàng trăm tuổi xù xì to đến mấy người ôm không xuể hiên ngang trước nắng mưa, dông tố bão bùng, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến bao xương máu của người dân làng Cổ đổ xuống trong cuộc chiến tranh giành độc lập tự do. Dạo bước trên con đường lát gạch vuông xám lạnh, xào xạc lá vàng rơi, thỉnh thoảng ta bắt gặp những hòn đá với hình thù kỳ dị hay tượng đá chó không đầu… Bờ tường hoa rêu mốc chạy hai đường thẳng song song dọc theo lối dẫn vào miếu bao quanh hồ bán nguyệt đậm nét hoang sơ, lững lờ trôi những cánh lục bình xanh biếc. Theo lời kể của ông Hoàng Đình Tíu, người trông coi miếu cổ kính này, đây là hồ nước thiêng, trong dịp lễ hội hằng năm, người ta thường lấy nước từ hồ để rước vào thờ cúng trong miếu.
Hiện nay, miếu Cây Xanh còn giữ được nguyên vẹn tổng thể kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Kiến trúc chính của miếu gồm hai tòa tiền đường, mỗi tòa năm gian, cấu trúc theo kiểu “trùng thềm điệp ốc” và một gian hậu cung luôn đóng kín bởi lớp cửa gỗ chạm thủng hình chữ “thọ” sơn son thếp vàng. Dẫn vào hai tòa tiền đường là hai lầu được xây nổi làm gác chuông, gác khánh. Mái lợp ngói vảy rồng, uốn cong bốn góc mềm mại, chạm trổ phượng long. Cửa gỗ lim theo lối “cửa tùng cung khách” quen thuộc trong kiến trúc dân gian của vùng Bắc bộ. Những nét điêu khắc, chạm trổ rất tinh tế, mềm mại. Hai bên tả hữu là hai dãy giải vũ năm gian đối xứng nhau qua sân tế, tạo thành khuôn viên khép kín với hai tòa tiền đường.
|
Những gốc cây cổ thụ hàng trăm tuổi xù xì to đến mấy người ôm không xuể hiên ngang trước nắng mưa, dông tố bão bùng, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử |
|
Hồ bán nguyệt đậm nét hoang sơ, lững lờ trôi những cánh lục bình xanh biếc |
|
Miếu Cây Xanh còn giữ được nguyên vẹn tổng thể kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn |
|
Sân miếu với những bức tượng đá linh vật như voi, rùa, hổ làm tăng thêm vẻ uy nghiêm, sống động của khu di tích |
Phóng to |
Khoảng sân nhỏ lát gạch vuông xám lạnh, xào xạc lá vàng rơi |
Sân miếu với những bức tượng đá linh vật như voi, rùa, hổ làm tăng thêm vẻ uy nghiêm, linh thiêng, sống động của khu di tích. Những bát hương lúc nào cũng đầy ắp chân nhang và nghi ngút khói bay vào mỗi dịp lễ tết.
Miếu Tràng bảo tồn và lưu giữ được rất nhiều di vật quý giá, không chỉ có giá trị về văn hóa mà còn có giá trị về lịch sử. Ngoài hương án kiểu chân quỳ dạ cá, hai bộ kiệu bát cống, nhiều cỗ ngai, bài vị, khám có niên đại vào cuối thế kỷ 19, tại miếu còn nhiều đồ tế khí bằng đồng, gốm, sứ như chấp kích, đỉnh, chiêng, 25 bản sắc phong của các vương triều phong kiến ban cho các vị thành hoàng cũng đang được gìn giữ, bảo quản cẩn thận, trong đó có 7 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn phong Tô Hiến Thành là Thượng Đẳng Thần dưới các thời Thiệu Trị năm thứ 6, Tự Đức năm thứ 3 và 33, Đồng Khánh năm thứ 2, Thành Thái năm thứ 2, Duy Tân năm thứ 3, Khải Định năm thứ 7.
Hằng năm lễ hội miếu Tràng diễn ra vào mồng 7 tháng giêng (âm lịch). Phần lễ với nhiều nghi thức trang nghiêm như tế, rước nước, dâng hương… phần hội sinh động và phong phú mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian Bắc bộ với nhiều trò chơi truyền thống như chọi gà, bịt mắt đập niêu, kéo co…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận