Sách do NXB Thanh Niên ấn hành - Ảnh: L.Điền |
Mặc dù sách còn một số lỗi rải rác, công trình này thật thú vị và tác giả cũng thật kỳ công khi ghi chép, tra cứu, sử dụng từ rất nhiều nguồn: giao tiếp trong dân gian, cách dụng ngữ của báo chí, một số tư liệu lịch sử... Cho nên, một bạn trẻ ngày nay khi nghe cụm từ "gàn bát sách" có thể liên tưởng đến những ông già đọc sách mà gàn dở, nhưng không thể biết cách nói ấy xuất xứ từ hình vẽ trên quân bài tổ tôm. Hay như cụm từ "mất sổ gạo" liên quan đến chế độ phân phối lương thực thực phẩm thời bao cấp, mà nếu không có sự kê cứu kỹ lưỡng của tác giả, người đọc thời nay hoặc các thế hệ sau sẽ lúng túng không rõ từ đâu mà có cách nói này. Và một trong những lý giải thú vị có lẽ là tìm lại hoàn cảnh ra đời của câu nói "OK, Salem", nó xuất hiện từ sau năm 1963 tại miền Nam và bắt đầu từ cách nói của trẻ đánh giày.
Tập sách cũng thu thập nhiều câu vè, câu ca thể hiện cách nhìn nhận của dân gian về nhiều vấn đề trong xã hội. Cách nói ấy có lưu truyền trong dân chúng, hình thành nhãn quan dân gian, có tác dụng cảnh tỉnh và hướng thiện. Chẳng hạn như cách nói về sự phát triển bằng những cặp từ đối lập: Việt Nam là một nước nhỏ nhưng có Hà Nội to/Hà Nội to có những con đường nhỏ/Những con đường nhỏ có biệt thự rất to/Trong những biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ/Những cô vợ nhỏ có chồng làm rất to/Những ông chồng làm to có chiếc cặp nhỏ/ Trong cặp nhỏ có những dự án to/ Dự án rất to nhưng trách nhiệm nho nhỏ/ Trách nhiệm nho nhỏ nhưng thất thoát rất to... Những ghi chép thế này là tư liệu sinh động về lời ăn tiếng nói dân gian.
LAM ĐIỀN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận