Cụ thể bạn Hai Nam thắc mắc: "Tại sao miền Bắc gọi heo là lợn mà lại nói là phim con heo?".
Bạn là người miền Bắc, miền Trung hay miền Nam? Không sao, vấn đề là bạn có thể giải mã bí ẩn ngôn ngữ này không?
* 5 trả lời câu hỏi được nhiều bạn bấm nút thích nhất (theo số lượng bấm "Thích" từ trên xuống - tính đến 17g chiều 28-11-2015)
1. Bạn ATT: Thật sự tôi chưa nghe ai giải thích vì sao lại có tên như vậy. Có thể ban đầu tên loại bánh đó gọi là "bánh da lột", do loại bánh này gồm nhiều lớp và có thể lột ra từng lớp được. Lâu dần... do cách gọi chệch đi thành "da lợn" chăng?
Do từ "da lợn' có nghĩa nên được chấp nhận, mặc dù nhìn tổng thể chẳng liên quan gì đến da heo (lợn) gì cả.
Khác với loại bánh có hình dáng giống lỗ tai heo nên người miền Nam gọi là bánh lỗ tai heo gọi chứ đâu là "lỗ tai lợn".
2. Bạn Vũ Trân: Thường các loại bánh bình dân được đặt tên theo hình dạng. Bánh ú, bánh tằm (giống con tằm), đậu đỏ bánh lọt...
Bánh tai heo vì có hình giống cái tai heo. Bánh da lợn: lợn ở đây là nói ... tắt của lợn cợn (lợn cợn lớp bột, lớp đậu xanh, lớp dừa tùy thành phần bánh); lợn ở đây không phải là heo. Nói tắt riết quen thành bánh da lợn (cợn) luôn.
3. Bạn Lê Văn Tâm: Ngôn ngữ có tính qui ước. Chúng ta cứ hồn nhiên chấp nhân quy ước có tính xã hội của ngôn ngữ. cũng như người ta mời bạn đi ăn cháo lòng chứ không nói cháo heo. Người ta nói vũ khí hạt nhân chớ không ai nói vũ khí hột nhưn, mặc dầu hạt nhân chính là hột nhưn.
Chúc các bạn vui vẻ.cứ hỏi tại sao hoài hại não lắm!!!!!!!
4. Bạn Toại Lê Quang: Bánh da lợn là món ăn dân dã Nam Bộ, có thể có loại bánh da lợn khác, nhưng bánh da lợn nước cốt dừa thì xuất xứ ở miền Nam.
Ngôn ngữ Việt có tính phái sinh, cho nên để gọi tên của một ... vài món ăn người xưa hay gọi "trại" đi cho nó thanh chút.
Có nhiều nguyên nhân: Người xưa ở miền Nam thay từ heo bằng từ lợn cho có chút thanh thoát. Tương tự như các từ: Hoa tai chưa không phải bông tai, "Nói toạc móng heo" chứ không phải "Nói toạc móng lợn".
Lý do chủ yếu nhất gần trùng với lý do trên là người Nam bộ hay dùng từ: cơm heo, cháo heo ... để chỉ thức ăn thừa còn lại đổ chung vào 1 nồi nấu cho heo ăn, nên các món ăn có dính dáng và mô tả liên quan đến heo đều được gọi tránh từ heo và thay bằng các từ khác như cháo thịt, cháo lòng, cháo sườn, cháo cật, cơm sườn, sơm thịt (kho, nướng ...). Bánh da heo được gọi là bánh da lợn cũng vì lý do này.
Cũng có vài ngoại lệ (ngôn ngữ mà), như là món lổ tai heo giòn rất ngon, nên bánh lổ tay heo cũng rất giòn, ngon nên được giữ nguyên tên.
Cuối cùng là ngôn ngữ có tính đa dạng và khác với toán học, lại có tính đào thải cao. Nếu từ nào đó không hợp lý thì sẽ tự nhiên bị thay thế theo thời gian.
5. Hữu: Đâu phải cháo lòng gọi là cháo heo không đâu. Ăn cơm với thịt gà gọi là cơm gà. Ăn cơm với thịt heo sao không gọi là ăn cơm heo nhỉ?
Bạn đọc hỏi, bạn đọc đáp là một góc chia sẻ mới trên trang bạn đọc Tuổi Trẻ Online. Với góc chia sẻ này, các bạn có thể gửi tất cả thắc mắc lâu nay của mình, ở mọi vấn đề, đề tài trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như những kiến thức khoa học thường thức, văn hóa nghệ thuật... Và các bạn bằng kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống của mình cũng thoải mái trả lời những thắc mắc của người khác. Tuổi Trẻ Online tôn trọng và đăng tải những thắc mắc (hỏi) lẫn trả lời (đáp) chân thành, thuyết phục của các bạn, miễn không xúc phạm người khác. Thân mời bạn tham gia! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận