13/06/2024 12:20 GMT+7

Mì ăn liền Việt Nam chính thức ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm của EU

NGHI VŨ
và 1 tác giả khác

Đây là tin vui cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối mì ăn liền, khi EU là thị trường lớn, tiềm năng với 450 triệu dân.

Người dân mua mì ăn liền ở siêu thị tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người dân mua mì ăn liền ở siêu thị tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Kể từ ngày 2-7, sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam sẽ chính thức ra khỏi diện sản phẩm chịu kiểm soát an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU).

Phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ) cho biết tin vui với ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam này được Ủy ban châu Âu (EC) đăng trên Công báo ra ngày 12-6 trong quy định số 2024/1662 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào EU theo quy định 2019/1973.

Tuy nhiên, tần suất kiểm tra tại cửa khẩu đối với mì ăn liền Việt Nam vẫn được duy trì ở mức 20%.

Theo ông Trần Ngọc Quân - tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU, đây là kết quả từ nỗ lực của Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng liên quan và các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu sang EU.

Việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm sẽ giúp mì ăn liền Việt Nam thuận lợi hơn trong mục tiêu tiếp cận thị trường EU, vốn có tiềm năng rất lớn với hơn 450 triệu dân. Đây cũng là thành quả của quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông sản Việt Nam.

Bên cạnh mì ăn liền, EU cũng đã điều chỉnh quy định kiểm tra đối với một số sản phẩm nông sản khác của Việt Nam. Đối với thanh long, tần suất kiểm tra tại biên giới được tăng từ 20% lên 30%.

Mặt hàng ớt được chuyển từ Phụ lục I (kiểm soát 50%) sang Phụ lục II (kiểm soát 50% và kèm theo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm).

Đậu bắp được giữ nguyên tần suất kiểm tra 50% và kèm theo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm. Mặt hàng sầu riêng vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra 10%.

Việc EU điều chỉnh quy định kiểm tra đối với các sản phẩm nông sản của Việt Nam là một tín hiệu tích cực cho thấy sự tin tưởng của EU vào chất lượng và an toàn thực phẩm của Việt Nam.

Doanh nghiệp nước ta cần tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường EU.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 13-6, ông Ngô Xuân Nam, phó giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam), cho biết EU vừa có thông báo về việc áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào thị trường EU.

Theo ông Nam, trong thông báo này có tin vui là sản phẩm mì ăn liền (có chứa gói gia vị hoặc nước xốt) của Việt Nam là sản phẩm bị tăng tần suất kiểm tra biên giới từ tháng 12-2021 do chứa etylen oxyde (EO).

"Kết quả kiểm soát và việc tuân thủ tốt các quy định của EU đối với các sản phẩm mì ăn liền, phía EU đã đưa sản phẩm mì ăn liền ra khỏi danh sách tại Phụ lục I, tức là sẽ không còn chịu tần suất kiểm tra tại cửa khẩu khi nhập khẩu vào EU" - ông Nam thông tin.

Mì ăn liền Hàn Quốc bị thu hồi vì quá... cay?Mì ăn liền Hàn Quốc bị thu hồi vì quá... cay?

Cơ quan Quản lý thực phẩm và thú y Đan Mạch (DVFA) đã thu hồi mì ăn liền Hàn Quốc do một thương hiệu nổi tiếng sản xuất, đồng thời cảnh báo những người yêu thích món mì rằng loại mì này cay đến mức có thể gây ngộ độc cấp tính.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp