23/11/2023 21:16 GMT+7

Metro số 2 còn vướng 78 mặt bằng, chủ đầu tư kiến nghị lên UBND TP.HCM

Gần hết năm 2023, việc giải quyết mặt bằng cho tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) vẫn chưa xong. Chủ đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo quận 3 và Tân Bình hoàn thành bàn giao mặt bằng trong năm nay.

Trong ảnh là mặt bằng chưa bàn giao ở đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 3, TP.HCM) hồi cuối tháng 8 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Trong ảnh là mặt bằng chưa bàn giao ở đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 3, TP.HCM) hồi cuối tháng 8 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Ban quản lý đường sắt TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết theo kế hoạch, giữa năm 2023, việc giải phóng mặt bằng cho tuyến metro số 2 phải được hoàn tất để bàn giao cho chủ đầu tư tiếp tục di dời hạ tầng kỹ thuật của dự án. Thế nhưng đến nay vẫn chưa xong (mới chỉ đạt 86,69%).

Trong đó, mặt bằng ở quận 1, quận 12, quận 10 đã hoàn thành. Còn quận 3 vẫn vướng 70 trường hợp. Quận Tân Bình chưa bàn giao 8 mặt bằng. Vấn đề này đã ảnh hưởng đến thời gian thi công di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, giải ngân của dự án.

Theo chủ đầu tư, còn có nhiều nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến thời gian xây toàn bộ tuyến metro số 2. Cụ thể, việc di dời hạ tầng kỹ thuật khá phức tạp, nhiều chủ sở hữu khác nhau, nhiều đơn vị quản lý chuyên ngành nên việc thỏa thuận cần nhiều thời gian… cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phê duyệt hồ sơ, thiết kế bản vẽ.

Công tác đấu thầu, tư vấn dự án (tư vấn IC) đơn phương chấm dứt hợp đồng từ tháng 3-2022 đã gián tiếp ảnh hưởng đến việc cập nhật hồ sơ mời thầu và cập nhật thiết kế. Chủ đầu tư phải báo cáo các cấp thẩm quyền chấp thuận để bổ sung.

Ngoài ra, quy trình bổ sung tài chính dự án (ODA) mất nhiều thời gian, cần phải trình Bộ Tài chính, các bộ ngành thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, bàn bạc với nhà tài trợ cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Để sớm có đủ mặt bằng và tháo gỡ các vướng mắc trên, Ban quản lý đường sắt TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo UBND quận 3, quận Tân Bình tập trung hoàn thành việc giải phóng mặt bằng trong cuối năm 2023. Từ đó bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà thầu để di dời hạ tầng kỹ thuật.

Để nhanh chóng thu xếp tài chính dự án, trong đầu tháng 11, chủ đầu tư đã tham mưu nội dung để UBND TP.HCM làm việc với Bộ Tài chính để có hướng dẫn cụ thể (tập trung hoàn thành thu xếp tài chính ODA bổ sung cho các gói thầu của dự án trước tháng 6-2024 như kế hoạch).

Thời gian tới, chủ đầu tư sẽ tiếp tục duy trì giao ban định kỳ với lãnh đạo TP để kiểm tra tiến độ làm việc và chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của dự án xây dựng metro số 2.

Từ metro số 2, kinh nghiệm để làm các tuyến metro sau này?

Theo Ban quản lý đường sắt TP.HCM, thời gian tới khi làm các tuyến metro tiếp theo, ban sẽ lưu ý kỹ đến công tác giải phóng mặt bằng, cần có phối hợp các địa phương, ban ngành mục tiêu có mặt bằng "sạch", để không bị kéo dài thời gian xây dựng, phát sinh chi phí.

Kinh nghiệm từ dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (metro số 1) đã cho thấy một số đề xuất điều chỉnh có mang lại lợi ích trước mắt cho chủ đầu tư về kinh tế, cho nhà thầu về tiến độ, biện pháp thi công.

Tuy nhiên các thủ tục phê duyệt thường kéo dài (phải tham vấn lấy ý kiến từ nhiều sở ngành), nên thành ra không mang đến giá trị thiết thực cho dự án, mà còn ảnh hưởng, chậm trễ tiến độ chung.

Hiện trạng mặt bằng metro số 2 chậm bàn giao, phát sinh lãi 68 tỉ đồng mỗi nămHiện trạng mặt bằng metro số 2 chậm bàn giao, phát sinh lãi 68 tỉ đồng mỗi năm

Việc bàn giao mặt bằng thi công metro số 2 chậm trễ, nhất là trên địa bàn quận 3 dẫn đến phát sinh chi phí, nguy cơ làm tăng tổng mức đầu tư.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp