09/01/2025 07:03 GMT+7

Meta của Zuckerberg điều chỉnh việc kiểm duyệt để phù hợp với ông Trump

Công ty Meta đang điều chỉnh chiến lược kiểm duyệt để đồng hành cùng nhiệm kỳ mới của ông Donald Trump bắt đầu từ ngày 20-1, nhưng động thái này lại đang gây tranh cãi mạnh mẽ.

Meta thay đổi để phù hợp với ông Trump - Ảnh 1.

CEO Meta Mark Zuckerberg và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - Ảnh: AFP

Với sự trở lại của ông Trump, Meta tuyên bố từ bỏ cách kiểm duyệt thông tin truyền thống để triển khai mô hình "Ghi chú cộng đồng". Sự thay đổi này được cho là nhằm cân bằng giữa tự do ngôn luận và áp lực chính trị từ chính quyền mới.

Kiểm duyệt dựa vào cộng đồng

Ngày 7-1, CEO Meta Mark Zuckerberg tuyên bố ngừng hợp tác với các bên thứ ba để kiểm định nội dung, thay vào đó chuyển giao nhiệm vụ này cho người dùng thông qua mô hình "Ghi chú cộng đồng". Đây là cách tiếp cận mới nhằm khuyến khích người dùng tự đánh giá thông tin và đóng góp ý kiến.

Theo ông Zuckerberg, "Ghi chú cộng đồng" sẽ giúp nâng cao tự do ngôn luận và giảm sự thiên vị chính trị trong kiểm duyệt. Hệ thống này cho phép người dùng cộng tác phát hiện thông tin sai lệch và bổ sung ngữ cảnh phù hợp.

Động thái này không xa lạ khi mạng xã hội X, dưới quyền kiểm soát của tỉ phú Elon Musk, đã áp dụng mô hình tương tự từ năm 2022. Tỉ phú Musk nhận định rằng cách tiếp cận này dân chủ hơn và giúp tiết kiệm chi phí cho công ty.

Một số chuyên gia ủng hộ việc tận dụng trí tuệ đám đông để kiểm duyệt thông tin, nhưng lo ngại rằng việc áp dụng trên quy mô lớn mà không có kiểm tra kỹ lưỡng sẽ gây hậu quả khó lường. Bà Valerie Wirtschafter, nhà nghiên cứu tại Viện Brookings, gọi cách tiếp cận này là "một cuộc thử nghiệm đầy rủi ro".

Mặc dù nghiên cứu tháng 5-2024 cho thấy mô hình kiểm duyệt của X hiệu quả trong việc chống thông tin sai lệch về vắc xin COVID-19 nhưng nghiên cứu tháng 10 cùng năm chỉ ra nhiều "ghi chú cộng đồng" chính xác không được hiển thị rộng rãi, dẫn đến thông tin sai lệch vẫn lan truyền.

Các nhà báo như bà Kara Swisher lên tiếng chỉ trích rằng Meta đã đẩy trách nhiệm cho nhân viên kiểm duyệt, thay vì thừa nhận và đối mặt với vấn đề cốt lõi là sự lan truyền những thông tin độc hại trên mạng xã hội.

Áp lực chính trị và sự thay đổi

Đài CNN nhận định sự thay đổi của Meta xuất phát từ mong muốn làm hài lòng chính quyền của ông Trump và xoa dịu những chỉ trích trước đây về việc kiểm duyệt luồng ngôn luận bảo thủ.

Trong cuộc họp báo ngày 7-1, ông Trump hoan nghênh động thái này và ám chỉ rằng áp lực từ chính quyền của ông đã thúc đẩy Meta thay đổi. CEO Zuckerberg cũng khẳng định Meta sẽ phối hợp cùng chính quyền của ông Trump để cải thiện môi trường thông tin trên mạng xã hội.

Tuy nhiên động thái của Meta không nhận được sự đồng tình từ nhiều phía. Bà Nina Jankowicz, cựu lãnh đạo Ban Quản lý thông tin sai lệch thuộc Chính phủ Mỹ, gọi đây là "một sự nhượng bộ hoàn toàn trước ông Trump".

Hồi năm 2016, chính mạng xã hội Facebook của ông Zuckerberg đã phải đối mặt với áp lực lớn sau khi thông tin sai lệch trên mạng xã hội này bị cho là góp phần vào chiến thắng của ông Trump. 

Khi đó Facebook cam kết cải thiện kiểm duyệt bằng cách hợp tác với bên thứ ba. Nhưng giờ đây Meta đã quay lưng lại với những biện pháp từng được chính họ đề xuất.

Một điểm gây tranh cãi nữa là Meta dự kiến bãi bỏ một số quy tắc bảo vệ cộng đồng LGBTQ (gồm những người thuộc các nhóm đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), song tính (bisexual), chuyển giới (transgender) và queer (không theo chuẩn mực giới truyền thống)), cho phép chia sẻ quan điểm liên quan đến giới tính và khuynh hướng tình dục trong bối cảnh chính trị hoặc tôn giáo. Sự thay đổi này có nguy cơ gia tăng các nội dung tiêu cực mà không bị kiểm soát.

Meta thừa nhận rằng việc nới lỏng chính sách kiểm duyệt sẽ dẫn đến việc một số nội dung không phù hợp không bị phát hiện. 

Tuy nhiên ông Zuckerberg cho rằng điều này là cần thiết để hạn chế các trường hợp "gỡ nhầm" nội dung hoặc tài khoản của "người vô tội".

Những thay đổi của Meta phản ánh sự phức tạp trong việc cân bằng giữa tự do ngôn luận và trách nhiệm kiểm duyệt. Dù được kỳ vọng giảm bớt áp lực chính trị và tăng cường sự tham gia của cộng đồng nhưng những nguy cơ từ thông tin sai lệch vẫn đặt ra thách thức lớn đối với các nền tảng mạng xã hội.

Kiểm định thông tin đối mặt khó khăn

Sự hợp tác với Meta từng chiếm tới 45% doanh thu của các tổ chức kiểm định thông tin vào năm 2023, theo tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục báo chí và nghiên cứu truyền thông Poynter có trụ sở tại St. Petersburg, Florida, Mỹ. Việc Meta chấm dứt hợp tác không chỉ gây khó khăn tài chính cho các tổ chức này mà còn đặt ra câu hỏi về tương lai của ngành kiểm định thông tin trước sự trỗi dậy của các mô hình kiểm duyệt dựa vào cộng đồng.

Meta thay đổi để phù hợp với ông Trump - Ảnh 4.Meta khai tử công cụ theo dõi thông tin sai sự thật CrowdTangle

Meta Platforms, công ty mẹ của Facebook và Instagram, ngày 14-8 đã chính thức khai tử CrowdTangle.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp