Phóng to |
Ảnh: huffingtonpost |
* Đừng để bụng những hành động “khó hiểu” của đồng nghiệp
Đối với nhiều người, nghỉ lễ là một thời điểm khó khăn. Những kỷ niệm cũ, những “vết thương lòng” lại ùa về khi một năm cũ sắp trôi qua. Nếu bạn không có giác quan thứ 6 để đọc được ý nghĩ của người khác, bạn sẽ không hiểu nổi cách cư xử có phần kỳ quặc của anh/ cô ấy vào một khoảnh khắc nào đó. Họ có thể bỗng dưng nổi cáu với bạn mà không có lý do, bất ngờ bỏ đi khi đang nói chuyện với bạn hay thiếu tập trung trong cuộc họp… Những việc mà họ chưa từng làm trước kia. Trong thời điểm này, bạn có thể “rộng lượng”, coi như họ đang có nhiều stress hơn bình thường và cố gắng không tức giận hay nổi nóng lại với họ. Điều này không có nghĩa bạn nên nín lặng, chấp nhận làm “thùng rác” để họ xả stress nhưng hãy nghĩ thoáng hơn một chút trước khi để bụng hành động của họ.
* Quyết định nhiệm vụ nào có thể làm sau
Cuối năm, bạn thường phải chạy đua với thời gian cùng các bản đánh giá, các nhiệm vụ cần hoàn thành, báo cáo vào phút cuối, những cuộc họp triền miên…
Năm nay, bạn có thể một giải pháp mới: lập một danh sách những việc cần làm và hỏi bản thân xem nhiệm vụ nào sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng nghề nghiệp của bạn và việc nào có thể tạm hoãn lại. Với những dự án có mức độ ưu tiên thấp hơn, hãy tới gặp sếp, đưa ra một số giải pháp và đề nghị một khoảng thời gian hoàn thành hợp lý hơn.
* Tiếp cận vấn đề theo cách tư duy mới
Khi bạn phải làm việc với một đồng nghiệp khó tính hoặc tìm cách giải quyết vấn đề trong công việc, hãy lạc quan tiếp cận chúng theo một cách mới, thay vì những suy nghĩ quen thuộc khiến bản thân cảm thấy bế tắc. Chẳng hạn, với một đồng nghiệp bạn thường coi là khác biệt, khó tính, bảo thủ, thay vì tập trung vào những yếu điểm hoặc đánh giá anh/ cô ấy, hãy để ý tới những điểm tích cực khác.
Nhìn nhận vấn đề từ mọi khía cạnh, bạn sẽ kiên trì khi đối mặt với thất bại, rút ra bài học từ những lời góp ý, mở rộng thách thức và nhận thấy sự cố gắng sẽ giúp bạn có những kết quả thành công – tất cả những điều này sẽ tạo ra những cảm xúc hứng khỏi làm giảm căng thẳng cuối năm của bạn.
* Luyện tập hít thở đúng cách
Kết hợp việc hít thở trong các hoạt động hằng ngày là cách rẻ nhất, đơn giản nhất để duy trì sự bĩnh tĩnh trong suốt ngày làm việc. Hãy đặt đồng hồ 2 lần/ngày cho bài tập hít thở (tốt nhất là cuối giờ làm buổi sáng và buổi chiều). Thực hiện 3 nhịp thở sâu, hít vào đếm từ 1 đến 3, tạm dừng một lát sau đó thở ra và cũng đếm từ 1 đến 3. Làm hai lần như vậy, tới lần thứ ba, hãy nhân đôi thời gian thở ra, việc này giúp cơ thể cảm thấy thư giãn hơn. Hãy thử cách thực hành này và xem kết quả bạn cảm thấy tốt hơn về công việc ra sao.
* Tận hưởng những giây phút một mình
Dù văn phòng cuối năm khó có thể yên tĩnh, bạn vẫn có thể tận hưởng những giây phút một mình bằng cách nghỉ ngơi một chút, đi dạo, nghe nhạc, hay thậm chí là làm việc một mình trong phòng họp.
Nếu bạn không thể nghỉ trong ngày, hãy đặt những vật trang trí nhỏ trên bàn làm việc, giúp bạn tĩnh tâm hoặc đặt một bức ảnh gia đình để nhớ tới những người quan trọng xung quanh bạn.
* Đánh giá công việc hiện tại
Cuối năm là thời điểm lý tưởng để nhìn lại bản thân trong năm qua. Hãy xem năm qua bạn đã làm được những gì? Liệu có dự án nào bạn tạo được tiếng vang lớn hay có mối quan hệ nào giúp mở rộng kinh nghiệm làm việc của bạn?
Thậm chí nếu bạn không thích công việc của mình, viết ra một danh sách những điểm tốt ở vị trí hiện tại sẽ làm tăng khả năng suy nghĩ tích cực và thái độ biết ơn. Nghiên cứu đã chỉ ra cách cư xử như vậy giúp kích hoạt các nơ rôn thần kinh thư giãn trong não của bạn. Điều này góp phần không nhỏ làm giảm căng thẳng.
Đừng để những khó khăn trong công việc cản trở bạn tận hưởng mùa nghỉ lễ. Bằng cách chủ động kiểm soát căng thẳng, bạn sẽ kết thúc năm cũ và khởi đầu năm mới một cách hạnh phúc hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận